Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Cách thuần chòe than chuyền

Cách thuần chòe than chuyền sẽ nhanh hơn thuần chòe bồi. Bởi chim chuyền còn non tuổi, ham ăn nên không lỳ lợm như chim bổi. Nhưng không phải chòe than chuyền nào cũng dễ thuần, Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới các bác cách thuần chòe than chuyền hiệu quả.
cach-thuan-choe-than-chuyen
Cách thuần chòe than chuyền

Cách thuần chòe than chuyền

Trước khi đi mua chim nên chuẩn bị lồng thường 56 hoặc 60 là vừa, chuẩn bị cầu cóng, nước, thức ăn đầy đủ. Mua chim về các bác bỏ vào lồng và trùm kín lại.
  • Ngày đầu: Trong lồng nên để sẵn 1 cóng sâu, 1 cóng nước, cào cào, trứng kiến,...tất cả loại mồi tươi mà mình kiếm được đủ cho chim ăn trong vòng 1 ngày. Sau đó trùm kín áo lồng, để chim ở nơi thoáng mát và yên tĩnh để chim hồi sức sau thời gian di chuyển.
  • Ngày tiếp theo: Lấy cóng sâu ra và lấy hết mồi tươi nếu chim ăn còn dư. Trộn nửa cóng sâu hoặc trứng kiến với 1 muỗng cám và 1 cóng chỉ có cám đặt vào lồng. Tiếp tục trùm kín áo lồng và treo chim ở chổ cố định, cao quá đầu một chút và có người qua lại.
  • Ngày thứ 3: Chỉ cho 1/3 cóng thức ăn tươi trộn cám, cóng cám thì cho đầy, mở áo lồng bằng cửa rồi treo chim lên. Đến trưa cho thêm 5 con dế hoặc cào cào.
  • Ngày thứ 4: Thức ăn như ngày 3, mở áo lồng thêm 1 chút. Trưa cho chim qua lồng tắm, nhớ che nóc lồng tắm lại. Sau đó tranh thủ làm vệ sinh lồng, khỏang 10 phút thì cho qua lồng nuôi treo lên.
  • Ngày thứ 5: Mở 1/3 áo lồng. Thức ăn như ngày 3 nhưng thay vì mở cửa lồng cho dế vào thì mình đứng phía dưới chọi từng con dế vào lồng. Như vậy để chim hoạt động, và dạn hơn.
  • Ngày thứ 6: Mở một nửa áo lồng, buổi trưa cho chim tắm. Treo chim lên và cũng cho ăn như ngày 5.
  • Ngày thứ 7: Kiểm tra cóng nước, nếu thấy có lẫn cám thì chim đã chịu ăn cám không cho cóng sâu vào nữa. Đến lúc này, hễ thấy các bác cầm con dế thì chim đã nhảy xuống đáy lồng chờ sẳn rồi, chọi vào cái là nó lao đến đớp ngay.
  • Những ngày tiếp theo: Mở hết áo lồng, cám thì tăng giảm sao cho chim ăn hết trong 1 buổi nếu không có mồi tươi. Cách 2 ngày cho tắm 1 lần. Cào cào hay dế thì chọi vào lồng rồi rút ngắn khoảng cách từ từ, để chim dạn hơn.
Trên là cach thuan choe than chuyen các bác chỉ cần kiên nhẫn khoảng nữa tháng là thuần được một chú chòe than ngon lành ngay.

XEM THÊM:

Tại sao chòe than không hót

Tại sao chòe than không hót ? là câu hỏi của nhiều người đã mắc phải vấn đề này. Có người nuôi chòe than đã được 1 thời gian, tương đối dạn nhưng chú chim ấy vẫn không chịu hót 1 tiếng nào. Theo như một số anh em chia sẻ, để khắc phục vấn đề này sẽ liên quan đến chuyện thuần chim khi mới mang về.
tai-sao-choe-than-khong-hot
Tại sao chòe than không hót
Để tránh trường hợp choe than khong hot các bác hãy chú ý khi mang chòe than về nuôi:

  • Treo cố định 1 chỗ vắng người thời gian dài (hơn 1 tuần), nơi có nhiều cây xanh càng tốt.
  • Chế độ 1 ngày tắm, 1 ngày nghỉ.
  • Phơi nắng hàng ngày vào buổi sáng (khoảng 30 phút), chỗ phơi nắng phải vắng người. 
  • Cung cấp thức ăn đầy đủ, đặc biệt là mồi tươi. Bởi chim mới bắt về chưa thuần được nên phải cung cấp đều đặn mồi tươi cho chúng.
Nói chung phải kiên trì, bởi khi bị bắt về, chòe than sẽ không quen với môi trường mới nên nhút nhát. Khi đã chịu không gian hiện tại, chịu cách nuôi và cho ăn thì chúng sẽ bắt đầu hót. Cứ như vậy sau một thời gian tiếp theo chim sẽ hót to hơn.

XEM THÊM:

Cách giúp chích chòe lửa căng lửa

Chích chòe lửa căng lửa là điều mà bác nào chơi chòe cũng mong muốn. Để giúp chích chòe lửa căng lửa có nhiều cách, hôm nay Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới các bác cách giúp chòe lửa căng lửa bằng thức ăn bổ sung.
chich-choe-lua-cang-lua
Chích chòe lửa căng lửa

Chích chòe lửa căng lửa

Những thức ăn trong tự nhiên sẽ giúp cho chích chòe lửa căng lửa và có nền tảng sức khỏe tốt hơn. Những loại thức ăn sau đây đều rất dễ kiếm.

1. Nhộng tằm

Nên cho chòe lửa ăn loại nhộng vẫn còn trong kén màu vàng và còn sống để đảm bảo không bị hóa chất vì nhộng tằm thường bán ngoài trợ đã được luộc qua. Đây là nguồn thức ăn dinh dưỡng, có thể thay thế trứng kiến trong thời kỳ chim thay lông, sau khi thay thì thỉnh thoảng cho chim ăn nhộng tằm cũng rất tốt.

2. Dế

Liều lượng dế có thể cho chòe lửa ăn là từ 5 tới 10 con/ lần, thậm chí hơn tùy theo nhu cầu của chú chim. Để bảo quản dế tốt bạn hãy chuẩn bị một thùng xốp to lấy băng dính dán thành phía trong để không cho dế bò lên thành của thùng xốp và ra ngoài, bên trong có thể vứt ít cành cây khô, cỏ các loại, tạo chỗ để cho chúng ấn nấp.

3. Giun đất

Có thể cho chòe lửa ăn trong thời kỳ chim thay lông, thỉnh thoảng cho chim ăn một vài con để bổ sung dinh dưỡng, lấy con vừa ăn cho chim không nên lấy giun quá to.

4. Trứng kiến

Trứng kiến rất mát và nhiều đạm. Muốn chich choe lua cang lua hay bị thay lông thì có thể ăn trứng kiến thoải mái nhưng khi chim gần thay xong thì không nên ăn nhiều, hoặc phải dừng hẳn vì ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng không tốt.

5. Sâu quy

Đây là loại thức ăn để kích thích chim lên lửa và giữ lửa cho chim.Chỉ cho chim ăn loại sâu này khi chim đã xong lông.

6. Cào cào, châu chấu

Trong thời kỳ chim thay lông mà được ăn nhiều cào cào sẽ cho chim bộ lông óng mượt,đẹp đẽ. Liều lượng từ 5-10 con hoặc hơn tùy từng nhu cầu của chú chim. Loại tốt nhất cho chòe lửa ăn là dùng cào cào non chưa mọc cánh.

Trên là cách giúp chòe lửa căng lửa và có sức khỏe tốt nhờ vào thức ăn tươi. Chúc các bác thành công !!!

Bệnh chim trĩ và cách phòng trị

Bệnh chim trĩ cũng có một số bệnh giống như gà và những loại gia cầm khác. Chim trĩ có sức đề kháng cao với bệnh tật và có sức chịu đựng tốt với điều kiện nắng nóng nhưng chịu lạnh kém. 

benh-chim-tri
Bệnh chim trĩ

Bệnh chim trĩ và cách phòng trị

Chim trĩ cũng mẫn cảm với một số bệnh ở trên gà như: Gumboro, cầu trùng, Newcastle, viêm ruột hoại tử, thương hàn gà,...Sau đây là một số bệnh chim trĩ và cách phòng trị.

1. Bệnh cúm

>>>Triệu chứng:
  • Rối loạn về hô hấp là chủ yếu
  • Biểu hiện khó thở, xoang mũi và xoang miệng bị viêm có nhiều dịch nhầy lẫn máu
  • Mào tím tái, đầu bị sưng phù
  • Chảy máu dưới da
>>>Phòng trị:
Thực hiện tiêm phòng bằng vacxin. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh cúm. Khi phát hiện chim trĩ bị bệnh cần báo ngay cho Trung tâm thú y để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

2. Bệnh Newcastle

>>>Triệu trứng:
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông ở mọi lứa tuổi. Chim trĩ ủ rũ, bỏ ăn, khó thở (khò khè), có nhiều rãi, mào tím, khát nước, đi ỉa chảy, phân lỏng có mùi tanh khó chịu. Bệnh kéo dài thể hiện triệu chứng thần kinh như ngẹo đầu và cổ.
>>>Phòng trị:
Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng. Không nên mua chim trĩ chưa tiêm phòng hoặc không rõ nguồn gốc về nuôi.

3. Bệnh bạch lỵ

>>>Triệu chứng:
Chim trĩ bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác, ỉa phân trắng. Phân dính vào lông quanh hậu môn.
>>>Phòng trị
Chim trĩ phải được nhập từ trại không có bệnh. Ngoài ra theo chỉ định của bác sỹ thú ý có thể sử dụng một số thuốc được quy định.

Trên là một số loại benh chim tri thường gặp, "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" các bác hãy đảm bảo:
  • Lấy giống tại những trại uy tín không có mầm bệnh
  • Có lịch trình tiêm phòng đúng chuẩn
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Thường xuyên về sinh chuồng nuôi.

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Những bệnh thường gặp ở chim công

Thích Nuôi Chim xin chia sẻ về Những bệnh thường gặp ở chim công và khác chữa trị, cũng như phòng ngừa để giúp đàn công luôn khỏe mạnh.

Những bệnh thường gặp ở chim công
Những bệnh thường gặp ở chim công

Những bệnh thường gặp ở chim công

Với bộ lông sặc sỡ, chim Công được xếp vào một trong mười loài chim đẹp nhất thế giới.  Hiện nay nhu cầu nuôi chim công làm cảnh đang trở nên phổ biến. Sau đây là nhung benh thuong gap o chim cong.

1. Bệnh hô hấp

Chim công có thể bị mắc những bệnh về đường hô hấp như: Newcastle hay thủy đậu, bệnh phát triển nhanh chóng và khó điều trị khi phát hiện. Các bệnh về đường hô hấp khác như mắt sưng hoặc xoang. Những căn bệnh này lúc chớm phát có thể được hỗ trợ bằng kháng sinh. Nên dọn vệ sinh chuồng thường xuyên và cách ly những con bị bệnh tránh trường hợp lây lan khi nuôi với số lượng lớn.

2. Ngoại ký sinh trùng

Ký sinh trùng như trí và ve có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chim công. Những loại ký sinh trùng ăn vào máu của công có thể gây thiếu máu, suy giảm miễn dịch, gầy đi. Đối với ngoại ký sinh trùng có thể sử dụng những loại thuốc trừ sâu gia cầm được cho phép để xử lý.

3. Nhiễm giun

Dấu hiệu khi chim công bị nhiễm giun có thể là gầy, giảm cân, xù lông. Về bệnh này có thể nhờ đến đơn vị thú y để phát hiện chính xác xem công có bị nhiễm giun hay không và có biện pháp chữa trị hợp lý.

4. Nhiễm trùng ở chim công non

Chim công non đang bị nhiễm trùng có tên gọi là Coccidiosis, rất nguy hiểm và có thể gây tử vong cho chim. Triệu chứng: đờ đẫn, rụng lông, tiêu chảy có máu. Để phòng ngừa hãy giữ cho lồng / chuồng trại khô ráo, sạch sẽ.

Trên là một nhung benh thuong gap o chim cong, chúc các bạn sẽ có những chú công thật đẹp. Còn những căn bệnh khác, các bạn nhớ chia sẻ lên Fanpage của Thích Nuôi Chim để anh em cùng học hỏi nhé.

Cách làm cám cho sâu đầu đỏ

Cách làm cám cho sâu đầu đỏ thì mỗi người có công thức riêng. Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới anh em công thức cám cho sâu đầu đỏ, anh em tham khảo và ghóp ý nhé !!!
Cách làm cám sâu đầu đỏ

Cách làm cám cho sâu đầu đỏ

Anh /em chuẩn bị những nguyên liệu sau:
  • Lạc: dùng nửa lon sữa bò, rang vừa vàng, không cháy và bỏ vỏ
  • Trứng gà: 8 quả luộc chín, 4 quả lấy cả lòng trắng còn 4 quả chỉ lấy lòng đỏ
  • Sâu khô: 1/3 lon
  • Cám ba vì loại nhỏ, dùng 1/3 bịch
Tất cả các nguyên liệu trên cho vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn rồi đem phơi khô, bảo quản trong hộp kín cho chim ăn dần. Công thức này đã được anh em kiểm nghiệm nhiều, đây là cám cho sâu đầu đỏ chơi bền chứ không kích lửa nhanh. Khi thấy chim ăn vào mà phân đi đẹp, chơi tốt là thành công rồi đó. 

Trên là cách làm cám cho sâu đầu đỏ, anh em tham khảo và đóng ghóp ý kiến vào Fanpage: Thích Nuôi Chim nhé !!!

Kinh nghiệm chọn và nuôi chim sâu xanh

Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới anh em kinh nghiệm chọn và nuôi chim sâu xanh.
chim-sau-xanh
Chim sâu xanh

1. Chọn chim sâu xanh

Lựa con bự, đuôi càng dài càng tốt, hót gắt, xuống đá lụp liền. Sau đó anh em lọc ra nuôi 1 thời gian mới biết chim hay dở để chọn thêm lần nữa.
Lựa chim mồi: 
  • Nên chọn những chú nhỏ con như vậy đi bẫy rất tốt vì những con khác ngoài tự nhiên sẽ thích ăn hiếp con nhỏ hơn. 
  • Lông sát, nhìn cân đối, móng mèo, mắt nhỏ có lông mi trên mắt thì quá tốt.
  • Giọng hót gắt, hót đấu nhiều giọng , chim về đấu đá trên 30 phút mới dính

2. Chế độ chăm sóc

  • Nên 1 tuần tắm 1 lần, không tắm quá lâu và nhiều lần trong tuần, như vậy chim sẽ dễ bị mất lửa và bệnh.
  • Hạn chế cho chim tắm trong cóng nước, chim chui đầu vào tắm nước sẻ vào mũi chim, va thức ăn trong cóng nước sẻ làm chim bệnh .
  • Phơi nắng gắt khoảng 15 phút /ngày, nếu phơi nắng sớm chim sẻ có thói quen hay xù lông.
  • Thay nước kỹ vào mổi buổi sáng cho chim ăn, vì thức ăn củ sẻ còn trong cóng nước sẻ ảnh hưởng đến chim
  • Thức ăn của chim : cào cào , sâu , trứng kiến , bột , sâu khô...

3. Dợt chim

Anh em chịu khó đi dợt nhiều, chim yếu-chim mới thì kè với chim yếu chim mới. Khi đi dợt thấy chim mình quay lưng, nhảy ra sau hay né qua 1 bên thì lấy chim ra kiếm con khác dợt. Nếu con khác cũng vậy thi nên chùm lại hay mang ra chỗ khác kẻo hư chim.

4. Chế độ dợt mồi

Chú ý trước khi đưa chim sâu xanh đi dợt hãy xem hôm đó chim có căng lửa hay không, có bệnh tật ốm yếu gì không rồi mới đem đi dợt.
Anh em nên ngồi cách chim khoảng 4 - 5 mét , đề phòng chim rừng sung qa đá mồi bất ngờ làm chim hoảng.  Cứ như vậy rồi tâp dần đi xa từ từ cho chim quen.

XEM THÊM:

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Cách phân biệt ốc mít trống mái khi còn tơ

Chim ốc mít là một trong những loại chim nhỏ nhất , sỡ hữu tiếng kêu trong vắt như tiếng suối chảy. Hôm nay Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới các bác cách phân biệt ốc mít trống mái khi còn tơ.

Phân biệt ốc mít trống mái
  • Chim ốc mít trống thì mỏ nhọn thon dài hơn chim mái , cái này rất dễ phân biệt khi nhìn được nhiều con , lông chim trống có màu xanh lá cây đậm hơn chim mái , chim mái có màu xanh non hơn . 
  • Thân chim mái thường tròn hơn, bự hơn chim trống, chim trống thân thon và dài hơn chim mái 
  • Đầu chim trống thì thường là đầu xà , chim mái thì đầu tròn hơn.
  • Chim trống thường có tiếng kêu to vang xa nhưng hơi khàn, chim mái thì tiếng kêu trong vắt hơn nói chung cũng khó phân biệt vì tiếng trống mái cũng na ná nhau , nếu để y mới nghe rõ được. 
  • Còn về chim trưởng thành thì chim trống có vệt đỏ dài từ đầu xuống tới đuôi chim , còn chim mái thì vệt đỏ ở từ phần đuôi trở xuống .
Nhiều người nói dựa vào ở đít chim ốc mít, con nào lông đỏ đậm thì là chim trống cái này thì cũng có chính xác , nhưng nhiều con lông đỏ cam vẫn là chim trống.

Trên là cách phân biệt ốc mít trống mái. Chúc các bác thành công !!!

XEM THÊM:
>>>>>>>>>Cách thuần ốc mít
>>>>>Thức ăn dành cho ốc mít

Cách chọn khướu đẹp và khỏe mạnh

Để chọn được một chú chim khướu đẹp và khỏe mạnh các bác cần chú ý:
thichnuoichim.com
Cách chọn khướu đẹp và khỏe mạnh

1. Vóc dáng

Khướu đẹp hay không là do ở vóc dáng của nó. Khướu là loại chim hót lớn con, nên vóc dáng của nó được định theo những tiêu chuẩn sau đây:
  • Phần đầu: Khướu có đầu đẹp là đầu phải nhỏ và dài. Mỏ phải thon, hàm vừa phải, không bạnh ra quá. Khướu có mỏ thon và đầu nhỏ là con Khướu khôn, biết học nhanh những giọng chim thú khác để làm vốn liếng cho giọng hót của mình, nên giọng nó rất hay.
  • Phần mắt: Khướu qúy nhất là Khướu mắt thau (mắt màu vàng), kế đó là Khướu mắt đỏ (mắt hột lựu), sau đó là Khướu mắt nâu. Khướu mắt thau dùng làm chim mồi thì tuyệt nhất, vì đó là chim dữ lại siêng hót, không sợ một con bổi nào.
  • Phần mình: Nên chọn những con có mình dài, vì loại này trường lực. Hơn nữa, mình dài trông con chim có dáng đẹp hơn.
  • Phần chân: Lựa nuôi con chân to, cao ráo, móng đầy đủ và đống ngay thẳng để tạo cái thế đứng vững trên cầu.
  • Phần đuôi: Nên chọn Khướu có đuôi dài mà to bản (gọi là đuôi Thước), loại này vừa đẹp vừa khôn.
  • Bộ lông: Chọn những chú có lông mướt mắt, ánh sắc. Lông đuôi và lông cánh phải nguyên vẹn, không được gãy một chiếc nào.

2. Không sàng cầu

Không sàng cầu là con Khướu có nét tốt, hễ đứng trên cầu đậu là đứng yên chỗ, không hề sàng qua sàng lại mất thẩm mỹ.

3. Cao cầu, rộng háng

Khi hót, chim Khướu đứng thật thẳng cả hai chân nên trông nó có vẻ tự tin. Còn rộng háng là khi hót Khướu đứng dạng chân, tạo được sự hùng mạnh, hiên ngang. Thường những chim dữ hoặc căng lửa mới có cái thế đứng này.

Trên là một số tiêu chuẩn để chọn khướu đẹp và khỏe mạnh. Thích Nuôi Chim chúc các bác thành công nhé !!!

XEM THÊM:

    Chăm sóc khướu thay lông

    Chăm sóc khướu thay lông rất quan trọng, Mỗi năm chim khướu có 1 mùa thay lông. Chim bắt đầu thay lông đến khi có bộ lông mới phải mất một thời gian từ hai đến ba tháng. 

    Chăm sóc khướu thay lông

    Sự thay lông bình thường, sớm hay trễ đối với chim khướu tùy vào sức khỏe của mỗi con. Chim không được sung thì thay lông sớm, chim khỏe mạnh thay lông trễ hơn.
    cham soc khuou thay long
    Chăm sóc khướu thay lông
    Trong thời gian thay lông, khướu phải sống trong tình trạng suy yếu sức khỏe, coi như đó là một cơn bệnh nặng mà năm nào chim cũng phải trải qua một lần, đến nỗi đình trệ tất cả mọì sinh hoạt hằng ngày, kể cả ăn uổng, ca hót.

    Để cham soc khuou thay long các bác phủ áo lồng lại và treo ở nơi yên tĩnh khi thấy bộ lông trên mình khướu trở nên khô khốc, cũ kỹ, vài ba chiếc lông nhỏ rơi rớt dưới bố lồng. Mỗi tuần chừng vài lần vẫn cho chim tắm nắng sáng, độ nửa giờ; và tắm nước ấm… rồi lại treo chim vào nơi yên tĩnh để hạn chế sự hoạt động tối đa của nó.

    Trong thời gian khướu thay lông hãy bổ sung thêm trứng kiến, sâu, cào cào, thức ăn tươi để bồi bổ cho chim.

    Ngoài việc thay lông theo mùa, chim khướu còn có những lúc thay lông bất thường do nhiều nguyên nhân, sau đây là cách phòng ngừa:
    • Cần có chế độ ăn hợp lý
    • Mỗi lần thay đổi thức ăn phải kéo dài nhiều ngày để chim quen, không thay đổi đột ngột
    • Di chuyển đường xa phải cẩn thận vì rất dễ khiến chim mệt mỏi
    • Chú ý thời tiết khí hậu để chăm sóc tốt cho chim
    • Thường xuyên phơi nắng nhưng không phơi quá lâu sẽ khiến khướu bị hốc nắng
    • Thường xuyên tắm cho khướu...
    Các bác tránh cho chim khướu thay lông nhiều lần trong năm, như vậy khó giữ mãi được phong độ vốn có của chim khướu. Chúc các bác thành công.

    XEM THÊM:

    Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

    Cách làm cám họa mi chiến

    Cách làm cám họa mi chiến, chim hót, hay chim non sẽ có cách chế biến khác nhau. Hôm nay Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới anh em Cách làm cám họa mi chiến.
    cach-lam-cam-hoa-mi-chien
    Cách làm cám họa mi chiến

    Công thức 1:

    • Gạo trắng 300g
    • Lòng đỏ trứng gà 5 cái lòng đỏ
    • Lòng đỏ trứng vịt 1 cái
    • Bột khoáng chất 3 g
    Anh em rộn đều tất cả nguyên liệu trên chung vào gạo, đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ dưới 60 độ C cho đến lúc thấy lòng đỏ trứng trở thành lớp keo khô bọc chặt lấy hạt gạo.

    Công thức 2:

    • Ngô mảnh 200 g (Chọn loại ngô vàng xay mảnh nhỏ)
    • Cám gạo 200 g (Cám xay giã thủ công)
    • Cá khô nhạt 50 g (giã thật vụn)
    • Thịt bò 100 g (Bằm nhỏ)
    • Tôm nõn nhạt 30g (giã thật vụn)
    • Trứng gà 3 quả ( lấy cả lòng đỏ lẫnlòng trắng)
    • Trứng vịt 2 quả ( chỉ lấy lòng đỏ)
    • Bột khoáng chất 5 g
    Tất cả trộn đều, sấy nhẹ hoặc phơi nắng đến lúc cám khô rời thì cho chim ăn được.

    Trên là 2 cach lam cam hoa mi chien, chúc anh em thành công. Ai có thắc mắc hoặc chia sẻ gì hãy liên hệ về Fanpage Thích Nuôi Chim nhé !!!

    XEM THÊM:

    Cách làm cám cho họa mi hót căng


    Cách làm cám cho họa mi hót căng

    Cách làm cám cho họa mi hót căng
    Cách làm cám cho họa mi hót căng
    Thức ăn cho chim Họa Mi tùy mỗi sở thích của mỗi người mà làm thức ăn khác nhau cho vật nuôi của mình, nhưng hai loại thức ăn thường làm cho chim Họa Mi chính là cám bột và mồi tươi. Cách làm cám cho họa mi hót căng các bác sử dụng công thức sau:
    • Cám gạo hoặc cám cò nhạt 300 g
    • Ngô mảnh nhỏ 200 g
    • Thịt cá rô phi tươi 100 g (Cá rô phi lóc lấy thịt và bằm nhỏ)
    • Trứng gà 5 quả (lấy cả lòng đỏ lẫn lòng trắng)
    • Thịt bò hoặc thịt lợn nạc 100 g ( bằm nhỏ )
    • Trứng vịt 1 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
    • Khoáng chất 10 g
    Tất cả trộn đều xấy nhẹ dưới 60 độ C đến khi cám khô rời là được. Nếu không sấy được các bác có thể phơi nắng, sau đó bỏ vào hũ cho chim ăn dần.

    Thức ăn khoái khẩu cho cu gáy mau nổi

    Thức ăn khoái khẩu của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.

    Thức ăn cho cu gáy mau nổi

    thuc an cho cu gay mau noi
    Thuc an cho cu gay mau noi
    Thức ăn cho chim cu gáy là thóc, vừng, đỗ, lạc,...và các loại khoáng chất bổ sung khác.
    1. Thóc: Thóc mua về cần chọn loại không có râu và bỏ vào bao dứa dùng chân đạp kĩ để làm gãy các râu lúa, sau đó đưa tất cả vào trong một thùng nước để những hạt lép nổi lên trên, vớt và loại bỏ chúng. Hạt chắc còn lại được đem đi phơi khô nỏ cất vào bao ni lông dùng dần.
    2. Vừng: Cho ăn ít theo định kì 1 tuần/lần. Mỗi lần khoảng 5-10gram.
    3. Hạt cải: Hạt cải nên cho ăn ít, ăn nhiều chim sẽ không ăn thóc nữa, ăn hết 1 bịch thì nghỉ vài tuần cho ăn lại và thay phiên hạt cải, vừng, kê, đậu phộng, bắp xay nhỏ.
    4. Đỗ, lạc, kê: Nên cho ăn dặm, chứ ko cho ăn nhiều như lúa.
    Ngoài thức ăn, các bác phải thường xuyên bổ sung khoáng chất cho cu gáy. Đồng thời nước uống cũng được đảm bảo sạch sẽ.

    Phân biệt yến hót trống mái chính xác

    Phân biệt yến hót trống mái được " tranduyloc.blogspot.com" chia sẻ. Chúc anh em thành công.
    Phân biệt yến hót trống mái
    Phân biệt yến hót trống mái

    Phân biệt yến hót trống mái

    • Khi chim non được 3 ngày tuổi, bắt đầu có những đường gân xuất hiện ở bụng và phần tu (bộ phần này chắc ai cũng biết). Nếu phía trước tu có hoa văn hình chữ V thì là con trống và ngược lại không có là mái. Dĩ nhiên phần hoa văn này tồn tại đến già nhưng thời gian nhận biết nhất là khi chim non chưa mọc lông.
    • Khi chim non được 5-8 ngày tuổi (tức là thời gian đeo vòng), bắt tất cả chim non trong cùng ổ ra đặt lên miếng vải và xếp thành hàng ngang như kiểu chuẩn bị cho đua ngựa. Con nào chạy được xa nhất là con trống.
    • Khi đeo vòng cho chim nên chú ý con chim nào có ngón giữa dài hơn hai ngón còn lại và khó đeo vòng hơn là con trống, yến hót mái thì 3 ngón chân gần như bằng nhau.
    • Khi đeo vòng cho chim bạn nên chú ý phần lưng của chim non. Phần lông dọc theo lưng của chim trống cưng hơn và có màu sắc sẫm hơn con mái. Nhớ ghi lại vào sổ theo dõi.
    • Trước khi chim nhỏ bắt đầu mọc lông, nhìn từ trên cao xuống nếu con nào phần đầu bằng thì là con trống, con mái thì đầu tròn hơn.
    • Khi được khoảng 6-7 ngày, chim bắt đầu mở mắt, từ thời gian này cho đến lúc trưởng thành, phần mắt của chim trống gần như tạo với mỏ thành hình bình hành. Mắt của con mái thì nằm phía trên mỏ đây cũng là lý do mà đầu của chim mái tròn hơn chim trống.
    • Khi chim non nằm trong ổ được bón ăn, hãy chú ý quan sát. Con nào vươn lên cao nhất và tiếng kêu cũng to nhất, được cho ăn đầu tiên sẽ là con trống, chim mái vì chân ngắn hơn nên đứng không cao đồng thời đầu cũng nhỏ hơn nên ăn cũng ít hơn.
    • Khi chim được 28-30 ngày, một số chim trống bắng đầu tập ríc, bạn có thể quan sát thấy cổ họng của chim trống rung. (Con chim bắt đầu tập hót không có nghĩa sau này là con chim hót hay nhất mà chẳng qua là nó tập hót sớm hơn cả thôi).
    • Khoảng 5 tháng tuổi, khi thay lông xong thì con trống bao giờ lông cũng sáng và màu sẫm hơn.
    • Trong đàn chim trống có thể bạn phát hiện ra một số con mái dù chim đã khoảng 6 tháng tuổi. Lúc đó yến hót mái thường quỵ chân ở trên cầu do kết cấu của cơ thể. Chim mái cũng có thể đánh nhau với chim trống do chim trống ở tầm tuổi này đang tích cực tập hót do chưa vào thời kỳ sinh sản.
    Trên là 10 cách phan biet yen hot trong mai do tranduyloc.blogspot.com chia sẻ. Cảm ơn bác Trần Duy Lộc, chúc anh em thành công.
    Nguồn: tranduyloc.blogspot.com

    Công thức cám huýt cô giúp chim căng lửa

    Huýt cô hay còn được gọi là Nghệ vàng, chim nghệ ngực vàng. Huyết cô được khá nhiều dân chơi chim ưa chuộng, hôm nay mình sẽ chia sẻ bài viết về công thức cám huýt cô, anh em góp ý cho Thích Nuôi Chim nhé !!!

    Công thức cám huýt cô

    Công thức cám huyết cô
    Có một số anh em trong hội gửi về Fanpage Thích Nuôi Chim  muốn chia sẻ cách làm cám cho huýt cô đến anh em.

    Công thức:
    • Đậu phộng
    • Trứng gà
    • Sâu khô
    • Tôm khô
    Cách làm:
    Anh em dùng đậu phộng rang vàng sau đó xay nhuyễn ra. Trứng gà chỉ dùng lòng đỏ phơi nắng và xay nhuyễn, sâu và tôm cũng xay nhuyễn. Trọn hỗn hợp lại, phơi thêm vài lần để rút dầu.

    Chúc anh em thành công. Còn công thức khác, anh em nhớ chia sẻ lên Fanpage Thích Nuôi Chim nhé !!!!

    Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

    Phân biệt Hồng tước trống mái

    Chim Hồng Tước thích sống trong rừng rậm, nới có nhiều cây cao bóng cả . Chúng bọn từng trên của rừng mà sống, chứ không sống ở tần thấp như các loại chim khác.
    hong tuoc trong mai
    hong tuoc trong mai

    Hồng tước trống mái

    Chim Hồng Tước có hai sắc lông trên mình là đen và đỏ , chim trống có những đặc điểm như sau:
    • Trọn phần đầu , cổ , lưng và phần dán cánh màu đen nhánh , đường nét sắc sảo rõ rệt , không lem nhem
    • Trọn phần bụng, 2 bên hông, một phần trên của cánh và trên đuôi có màu đỏ rực.
    Chim hồng tước mái:
    • Trán và hai bên má màu vàng đậm, bung màu vàng tươi
    • Đỉnh đầu , khoang cổ, lưng, và phần màu dán cánh màu xám.
    • Màu đen điểm xuyết ở phần đuôi và phần cánh