Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Vành khuyên ăn gì ? Cách làm cám khuyên đơn giản

Vành khuyên ăn gì ? là câu hỏi của nhiều anh em gửi về cho Thích Nuôi Chim. Nhiều anh em làm cám đầu tư rất nhiều công sức mà chim vẫn đi ỉa bẩn, vẫn không líu lên được, hoặc lông lá đẹp, kêu căng nhưng ko bật líu. Đa phần là do là do thức ăn, bên cạnh đó cũng có 1 phần do cách nuôi, cách treo,...

Cách làm cám đậu xanh cho khuyên

Thông thường thực đơn của vành khuyên cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như : chất đạm,chất xơ và tinh bột.
  • Chất đạm : trứng, thịt bò, nhộng, tằm, sâu khô, tôm tép…
  • Chất xơ : các loại trái cây, rau củ quả ,...
  • Tinh bột : đậu xanh, ngô, gạo,…
Vành khuyên
Cách làm cám đậu xanh cho vành khuyên
Các nguyên để làm gồm có : đậu xanh (100 gr), đường (1 muỗng), lòng đỏ trứng gà ( khoảng 6 cái)
  1. Đậu xanh ngâm vào nước ấm khoảng 1 tiếng rồi vớt ra bỏ sạch vỏ .
  2. Hấp đậu cho chín rồi mang ra phơi khô.
  3. Cho hỗn hợp đậu xanh, lòng đỏ trứng gà và đường cát trắng vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn.
  4. Mang phơi cho thật khô hoặc có thể bắt lên chảo để rang với lửa thật nhỏ cho đến khi cám đậu xanh khô là được.
  5. Cho vào hộp bảo quản cho chim ăn dần.
Trên là cách làm cám đậu xanh cho khuyên. Bác nào có góp ý hoặc có công thức cám khác thì hãy chia sẻ lên Fanpage: Thích Nuôi Chim để anh em cùng học hỏi nhé !

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Công thức cám chòe than đơn giản và dễ làm

Thích Nuôi Chim xin chia sẻ đến các bác công thức cám chòe than đơn giản, dễ làm. Được nhiều anh em trong Fanpage: Thích Nuôi Chim chia sẻ. Các bác dùng thử và cho em ý kiến để làm cám chòe than tốt hơn nhé.

Công thức cám chòe than

Nguyên liệu làm cám chíc chòe than bao gồm:
  • Đậu phộng : 150 g
  • Tôm hoặc tép : 150 g
  • Đậu xanh : 100 g
  • Trứng gà : 10 quả ( lấy lòng đỏ )
  • Trứng cút : 10 quả
cong-thuc-cam-choe-than
Công thức cám chòe than
Cách làm cám chích chòe than:
  1. Đậu phộng các bác rang với lửa nhỏ đến khi vàng đều thì ray vỏ, xay nhuyễn. Sau đó lót báo rút dầu trong 2 ngày
  2. Tép còn tươi rửa sạch, để nguyên vỏ cho vào máy sinh tố cùng với 5 lòng đỏ trứng gà và 10 trứng cút rồi xay cho đến khi tép thật nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp này vào với đậu phộng đã rút dầu cùng 5 trứng còn lại, trộn đều rồi rang với lửa nhỏ. Sau khi thấy bột không còn dính tay thì mang ra dùng cối ép hạt.
  3. Trải đều bột đã ép ra báo và đem phơi nắng, liên tục thay báo khi thấy đã thấm dầu. Cứ như vậy đến khi cám rút bớt dầu đi.
Chúc các bác thành công !

XEM THÊM:

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Thức ăn của chích chòe lửa đầy đủ dinh dưỡng nhất

Thức ăn của chích chòe lửa đầy đủ dinh dưỡng phải đảm bảo chất lượng từ cám chim đến những loại thức ăn tươi.
Thức ăn của chích chòe lửa
Thức ăn của chích chòe lửa

Cám cho chích chòe lửa

Nuôi chim chích chòe lửa không tốn kém thức ăn bằng chích chòe than nhưng khẩu phần ăn thì cũng đa dạng y như chích chòe than vậy. 

Thành phần và công thức làm cám cho chích chòe lửa:
  • 0,5 Kilogam cám Ba Vì
  • 0,5 Kilogam cám gà con
  • 250 Gam hạt mè trắng
  • 0,5 Kilogam đậu phộng
  • 200 Gam đậu nành
  • 200 Gam đậu xanh
  • 100 Gam gạo trắng
  • 0,5kg : Tôm, 300gr: thịt bò, 20 quả trứng gà, 50gr đường cát
Cám ba vì giúp phân chim đẹp vs ko có mùi hôi. Trong cám gà thì có thuốc giúp chim tránh khỏi 1 số bệnh. Hạt mè rang và xay nhuyễn giúp tăng sắc tố lông và cung cấp vitamin E, phát triển bắp thịt. Các loại đậu và gạo thì anh em rang lên và xay nhuyễn đậu phộng thì rang lên và bỏ vỏ đi nhé. Tôm, thịt bò hấp cho chín sau đó xoay nhuyễn cả võ và rang lại cho thơm.  Trứng gà luộc và tách lấy lòng đỏ xay nhuyễn đem rang lại. Đường cát xay nhuyễn sau đó trộn tất cà hổn hợp trên đều vào nhau.

Thức ăn tươi cho chích chòe lửa

Ngoài những loại thức ăn thường ngày, anh em nên thường xuyên bổ sung thức ăn tươi cho chòe lửa. Những loại thức ăn tươi dành cho chích chòe lửa:
  1. Dế: là thức ăn có tính mát,do vậy thích hợp cho chim trong thời kỳ rụng lông, thay lông. Hoặc khi chim căng lửa quá có thể cho chim ăn dế để điều chỉnh độ căng lửa của chim.
  2. Nhộng tằm: đây cũng là 1 nguồn thức ăn dinh dưỡng,có thể thay thế trứng kiến trong thời kỳ chim thay lông, sau khi thay lông thì thỉnh thoảng cho chim ăn nhộng tằm cũng rất tốt.
  3. Trứng kiến: là thức ăn rất tốt cho chim trong thời kỳ thay lông. Khi chim có biểu hiện rớt lông thì có thể cho ăn trứng kiến thoải mái. Tuy nhiên khi chim đã gần xong lông thì ko nên cho ăn nhiều ,tốt nhất là dừng hẳn, vì ăn quá nhiều trứng kiến sẽ dẫn đến tình trạng lông chim bị mỏng, màu không đẹp.
  4. Giun đất: có thể cho chim ăn trong thời kỳ chim thay lông Hoặc thỉnh thoảng cho chim ăn một vài con để bổ sung dinh dưỡng,....
  5. Ngoài ra anh em cũng có thể cho chòe lửa ăn cào cào, các loại giòi,...
XEM THÊM:

Cách thuần ốc mít nhanh và hiệu quả - Thích Nuôi Chim

Trước khi đến với Cách thuần ốc mít đầu tiên anh em phải lựa được một chú ốc mít hay, khỏe với những đặc điểm:
  • Chim đẹp là con chim nhỏ, thon, lông ốp sát, dài đòn
  • Chim hay là chim siêng hót, hót lớn, siêng đấu và siêng múa
  • Tuỳ theo đối tượng bên ngoài lồng là trống hay mái mà khi múa chim cụp xoè đuôi xuống hoặc nhỏng xoè đuôi lên và huýt gió.
cach-thuan-chim-oc-mit
Cách thuần chim ốc mít

Cách thuần ốc mít

Chim ốc mít mới bắt về anh em hãy dùng que nhang dài có dính 1 miếng chuối nhỏ ở đầu que để đưa gần mỏ cho chim ăn. Cho ăn nhiều lần như vậy khoảng 1 ngày là chim quen mùi và biết tự mổ vào trái chuối treo sẵn trông lồng. Đây cũng là cách để chim nhanh dạn.

Theo 1 anh em trên Fanpage Thích Nuôi Chim chia sẻ: Lúc rảnh để chim đói cách 10 phút cầm chuối cho chim ăn 1 lần, chim ăn xong lấy chuối ra, khi nào bận thì hãy treo chuối vào. Một ngày làm như vậy chừng 1h thì chim sẽ mau dạng.
Lưu ý:
  • Chuối cho chim ăn là chuối sứ, vừa chín là tốt nhất.
  • Mỗi ngày cho vào lồng khoảng 1/4 trái. 
  • Nên thay mới phần chuối còn lại của ngày hôm trước để tránh hôi
  • Làm sạch cống nước mỗi ngày.

Ngoài ra anh em hãy thường xuyên cung cấp đạm cho ốc mít từ côn trùng: lăng quăng, cào cào non, nhện. Cung cấp đầy đủ thức ăn tươi, đạm cho chim cũng là cách để ốc mít thêm sung.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Cách bẫy chim sâu xanh chuyên nghiệp nhất

chim-sau-xanh
Cách bẫy chim sâu xanh

1. Chuẩn bị

Lưu ý: Nếu chim sâu xanh mồi của anh em là mồi đánh thường xuyên, ngon lành cành đào thì không cần bước này. Còn nếu mồi bạn là mồi thường hay mồi dữ lâu lâu mới đi đánh xả stress và thỏa niềm đam mê thì nên chuẩn bị kỹ.

Trước bữa đi nên coi xem chim có sung không, không nên ép chim. Con mồi khét tiếng cỡ nào cũng có lúc yếu lửa, nhất là nếu anh em không biết cách chăm sóc, giữ lửa. Khi cảm thấy chim mình có lửa sung thì trước bữa đi 1 ngày anh em làm như sau: 
  • Đừng cho chim tắm sẽ tuột lửa
  • Nnên phơi nắng
  • Cho em nó đấu nhẹ khoảng 30 phút cho giữ lửa rồi chùm lại.
  • Không nên cho đấu gần, không ép chim đấu nếu nó không chịu

2. Cách bẫy chim sâu xanh

Khi đi bẫy nên có 1 cặp trống mái vì chim trống có chim mái đi theo sẽ hót nhiều, hót tốt và sung hơn. Chim mái ngoài nhiệm vụ thút trống còn bắt chuyền rất hay.

Treo lụp:
  • Khi anh em treo lụp lên nên kiểm tra lụp có nhạy và gài tốt chưa. 
  • Khi treo lụp nên lựa cành cây chắc, thoáng không vướng cánh lụp khi đập xuống. 
  • Khi treo xong nên quan xát xung quanh coi có rắn,hay chim lạ không. 
  • Quan sát chim tránh vừa treo lên quay lưng đi liền không cần biết con mồi của mình ra sao.
Nếu treo cây mà con bổi cứ xàng qua xàng lại hoài thì nên hạ thổ hay đi kèo khác đánh tránh cho con mồi đấu hoài phí sức. Khi đi bẫy mấy chỗ trống trải và nắng gắt thì nhớ coi nước, sâu, bột và coi con mồi mình có bị hốc nắng hay không.

Sau khi bẫy về chim sâu xanh lúc này thấm mệt. Anh em nên cho chim nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Treo xa những chú chim khác để hạn chế nghe giọng hót đấu. 

Trên là một số kinh nghiệm bẫy chim sâu xanh được nhiều anh em chia sẻ. Bác nào thấy thiếu sót thì chia sẻ thêm qua Fanpage để các anh em cùng biết nhé.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Cách thuần sâu đầu đỏ nhanh và đơn giản nhất

cach-thuan-sau-dau-do
Cách thuần sâu đầu đỏ

Cách thuần sâu đầu đỏ

Thời gian đầu trùm kín áo lồng để nơi vắng vẻ. Khoảng 3 ngày sau các bác hé dần áo lồng lên cho đến khi hoàn tất. Sau đó chuyển chim đến nơi có nhiều người qua lại và hạ dần độ cao xuống. Nói chung phải kiên trì các bác à

Sâu đầu đỏ khi mới bắt về các bác cho chim vào lồng đã bố trí thức ăn và nước, treo vào nơi yên tỉnh, thoáng, ít gió,để chim nghỉ nghơi và lấy lại tinh thần. 

Sau khoảng vài giờ đồng hồ thì chim đã tương đối bình tĩnh lại và đã đói. Các bác mở áo lồng ra để kiểm tra,nếu thấy thức ăn vơi đi thì chắc chắn nó đã chịu ăn.
  • Sau 02 ngày, bắt đầu mở 1/3 áo lồng, vẫn treo nguyên vị trí cũ, tránh di chuyển
  • Ngày kế tiếp, vén thêm 1/2 áo lồng
  • Ngày kế tiếp, vén thêm 3/4 áo lồng
  • Một tuần sau, vén hẳn áo lồng lên, chim vẫn để nguyên vị trí cũ
sau-dau-do

Sau khoảng 4 ngày, chim ăn luống bình thường, các bác bắt đầu trộn cám với sâu hoặc trứng kiến chung 01 cóng. Để đầu đỏ quen dần mùi cám.

Tiếp theo các bác bớt đi 01 cóng sâu và thay vào đó là cám. Dần dần chim sẽ quen với cám thôi. Sau 1 khoảng thời gian nữa khi chim đã chị ăn uống bình thường coi như đã thành công trong bước thuần sâu đầu đỏ. Các bác tiếp tục chế độ chăm sóc tốt dành cho chim để sở hữu 1 chú chim sâu đầu đỏ khỏe mạnh nhé.

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Cách nuôi đại bàng ưng khỏe mạnh từ nhỏ

Cách nuôi đại bàng ưng được nhiều anh em gửi về cho Thích Nuôi Chim. Hôm nay tôi xin chia sẻ đến anh em cách nuôi đại bàng ưng khỏe mạnh từ nhỏ.

Cách nuôi đại bàng ưng

Chim ưng còn gọi là diều hâu hay chim cắt là loài chim săn mồi, tên gọi loài chim này sẽ khác nhau tại các khu vực trên thế giới. Đại bàng là loài chim săn mồi cỡ lớn rất giống chim ưng nhưng nó chỉ thuộc bộ ưng. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển.
Cách nuôi đại bàng ưng
Cách nuôi đại bàng ưng

Nuôi đại bàng - ưng từ nhỏ

Chim còn non đang trong giai đoạn cần nhiều canxi để mọc lông và bổ sung cho xương cứng chắc chính vì vậy cần loại thực phẩm chứa nhiều canxi,giai đoạn này cho ăn: 
  • Chim sẻ
  • Bồ câu
  • Chim cút,... 
Loài săn mồi nay thèm ăn loại đồ ăn có mùi thịt tươi chứ để riêng cám thì lười ăn chính vì vậy có thể trộn chung cám với thịt các loài trên đã được xay nhuyễn.Nếu muốn mai sau huấn luyện loại chim này thì khi ăn nên thổi còi hoặc huýt sáo để khi lớn huấn luyện cho dễ.

Nuôi đại bàng, ưng khi lớn

Cach nuoi dai bang ung trong giai đoạn chim tập bay, vẫn cho ăn thành phần như trên, để chim khỏe hơn thì cho ăn thay đổi cả thịt bò, thịt heo,...

Huấn luyện đại bàng ưng

Khi huấn luyện thì để chim đứng cách xa và huýt sáo, thỏi còi như ở trên, vì từ khi còn nhỏ chim đã quen nghe tiếng còi khi ăn. Anh em cầm thức ăn ở bàn tay để chúng bay đậu vào cánh tay.  Khi chúng bay đến đậu trên cánh tay là thành công. Kiên trì thì đến lúc đói chúng sẽ ngoan ngoãn bay tới. Cứ như vậy 1 thời gian chú chim của bạn sẽ được huấn luyện.

Lưu ý trong lúc tập luyện cho chim đại bàng, ưng anh em nhớ mang bao da ở tay cầm vì móng chúng rất sắc và bám khỏe. 

Thức ăn cho yến hót đảm bảo dinh dưỡng và khỏe mạnh

Thức ăn cho yến hót đủ dinh dưỡng cần đảm bảo nhiều yếu tố. Không chỉ có những loại thức ăn hằng ngày, muốn yến hót khỏe mạnh anh em cần cung cấp thêm cho chúng những loại thực phẩm bổ sung khác. 

Thức ăn cho yến hót

Phần lớn anh em chơi yến hót đều lo nghĩ là thức ăn của yến rất phức tạp . Nhưng khi đã biết yến ăn gì và cách làm cám như nào thì mọi việc lại đơn giản hơn rất nhiều.

chim-yen-hot

Thuc an cho yen hot chủ yếu là các loại hạt và cám:
  • Hạt kê
  • Hạt mè
  • Hột cải
  • Hạt láng
  • Cám trứng
Để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho yen hot anh em hãy bổ sung thêm 
  • Mai mực có tác dụng để chim ăn, nghịch hoặc mài mỏ. 
  • Rau tươi ( xà lách , dưa chuột , cải chip , cà rốt ) : rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng cho an toàn rồi cho chim ăn.
  • Trứng: Trong trứng có rất nhiều Protein tốt cho yến, anh em có thể dùng trứng cút hoặc trứng gà luộc chín.
Trên là một số loại thức ăn cho yến hót, anh em nào còn món ngon vật lạ gì cho yến thì gửi về Fanpage: Thích Nuôi Chim để mọi người tham khảo nhé.
Tham khảo: Thế Gới Pet

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Cách nuôi sáo đen mỏ vàng nói giỏi để trông nhà

Sáo đen mỏ vàng là loài chim đẹp, thông minh và đặc biệt là có thể nói được. Hôm nay Thích Nuôi Chim xin chia sẻ đến các bạn cách nuôi sáo đen mỏ vàng để trông nhà.

Cách nuôi sáo đen mỏ vàng nói giỏi để trông nhà

cach-nuoi-sao-den-mo-vang
Cách nuôi sáo đen mỏ vàng

1. Chọn giống

Về cơ bản khi chọn nuôi chim sáo nên chọn con to khỏe, đầu to, mỏ đẹp móng đẹp trong đàn. Chọn con linh hoạt hay kêu, chân cẳng to, mỏ to.

2. Chọn lồng nuôi

Nuôi sáo đen mỏ vàng chỉ cần chọn loại lồng trung bình, bằng tre, bằng mây hay bằng lưới kẽm. Chim sáo không quậy chỉ thích đứng im tại chỗ nhưng nó lại thường dùng mỏ cạy cửa. Vì thế để bảo vệ lồng bạn nên dùng kẽm để khóa cửa lồng lại.

3. Chăm sóc và phòng bệnh cho sáo đen mỏ vàng

Chim sáo là con vật dể nuôi, ăn cào cào, sâu bọ, cơm, gạo... Nếu nuôi trong lồng thì chuối, cơm, hay bột đậu phộng trộn trứng là thích hợp cho chim Sáo.

Chim sáo cũng rất dễ bị bệnh tiêu chảy, nặng hơn là viêm phổi. Cần phải chú ý chăm sóc và cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra cũng cần vệ sinh lồng chim thật cẩn thận.

4. Cách tập chim sáo nói

Nếu muốn dạy chim Sáo nói, giờ dạy hiệu quả nhất vào lúc chiều tối, hoặc lúc Sáo đang ngủ và lúc đưa món mồi nhử. 
Muốn dạy Sáo nói cần phải kiên trì khoảng 5-6 tháng. Nhưng nên lưu ý rằng con Sáo sẽ bắt chước tiếng y như người dạy, vì vậy nếu giọng bạn thế nào thì giọng sáo cũng như thế.

Trên là cách nuôi sáo đen mỏ vàng nói giỏi để trông nhà. Chúc anh em sẽ nuôi dạy được một chú sáo thật khôn và khỏe mạnh.