Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Thức ăn dành cho chim Ưng con - Chim săn mồi

Chim Ưng là loài chim săn mồi  rất dũng mãnh, oai phong. Chim Ưng thường được nhiều người thuần hóa và biến chúng thành một loài thú cưng được ưa chuộng. Với bản chất hoang dã thì thức ăn dành cho chim ưng con chuẩn như thế nào ?

Thức ăn dành cho chim Ưng

Thức ăn dành cho chim Ưng con - Chim săn mồi

    Đối với Ưng con có thể dùng thịt chim cút, chim sẻ về xay nhỏ thịt, da và cả xương. Nên bỏ đi diều, ruột còn tim gan thì để lại. Có thể làm nhiều thức ăn cho chim Ưng sau đó bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, đến bữa rã đông rồi cho chúng dùng. Anh em nên xay thêm vỏ sò, ốc vào thức ăn cho Ưng để tăng canxi giúp chim Ưng chắc khỏe.

Tỷ lệ trộn thức ăn cho Ưng con
    Anh em làm thức ăn cho chim Ưng con theo tỉ lệ 2 con chim sẻ và một chim cút (2 sẻ : 1 cút).
Thức ăn dành cho chim Ưng con - Chim săn mồi
Lưu ý khi làm thức ăn cho chim Ưng
    Chú ý không nên cho chim Ưng ăn thịt lợn hoặc thịt bò bởi như vậy nó rất dễ bị liệt chân hoặc cánh, trước khi ăn anh em nên sờ diều xem đã tiêu hóa hết thức ăn cũ chưa rồi mới cho ăn thức ăn mới, nếu còn thức ăn cũ thì để chúng tiêu hóa hết sau đó mới cho ăn. Vì thức ăn chưa tiêu hóa hết trong diều chim có thể bị phân hủy ngay tại đó dẫn tới bệnh và nặng thì dẫn tới tử vong.
   Chim Ưng ngày nay đã trở thành loài chim cảnh được ưa chuộng, chúc anh em sẽ làm được Thức ăn dành cho chim Ưng con thật tốt.
Nguồn Sưu Tầm

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến hót

Chim Yến có rất nhiều màu như trắng, lông vàng, nâu có sọc, vàng xanh có sọc, đỏ. Có nhiều người nuôi chim Yến hót để làm chim cảnh tuy nhiên để chúng khỏe mạnh và hót được hay thì cần kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim yến hót cơ bản.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến hót

Kỹ thuật nuôi chim yến hót

    Nuôi chim yến hót nên lựa chim Yến hót còn non khoảng 30 ngày tuổi. Giai đoạn nầy rất quan trọng trong cuộc đời của chim nếu ta nuôi không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến tiếng hót của chim trống và sinh sản của chim mái sau này.
    Về lồng chim nên chọn lồng có đường kính 30cm hay lớn hơn dều được và cao 40cm là vừa.
    Do chim non vẫn chưa biết ăn nên sử dụng các loại thức ăn mềm như bánh mì nhúng nước, trứng luộc thật chín và rau xanh cùng với hạt kê tán nhuyển. 
    Khi Yến hót được 2 tháng đến 5 tháng tuổi, lúc này ta phải cho ăn theo chế độ chim hậu bị.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến hót

Chăm sóc chim Yến hót

     Để chăm sóc Yến thật tốt bạn cần chú ý: Nếu thấy hiện tượng rụng không đồng đều theo từng mảng và không mọc lại nữa thì đó là biểu hiện của bệnh rụng lông. Nên kịp thời bổ sung các nguồn thức ăn chứa vitamin nhiều cho Yến.
    Bạn cần vệ sinh chuồng trại cho chim Yến hót, thường xuyên cho Yến phơi nắng và tắm nước.
    Nguồn Tham Khảo

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Cách phòng bệnh và chăm sóc chim sáo

Chim Sáo là loài chim cảnh được nhiều dân chơi chim ưa chuộng, bởi chim sáo có sức khỏe tốt và biết nói tiếng người. Hôm nay tôi xin chia sẻ Cách phòng bệnh và chăm sóc chim sáo.

Cách phòng bệnh và chăm sóc chim sáo

Cách phòng bệnh và chăm sóc chim sáo
1. Cách phòng bệnh
    Trong quá trình nuôi chim Sáo hay bị bệnh tiêu chảy, nặng hơn là viêm phổi. Do đó để chim Sáo luôn khỏe mạnh bạn cần phải chú ý chăm sóc và cung cấp đầy đủ dưỡng chất.         Ngoài ra cũng cần vệ sinh lồng chim thật cẩn thận, mùa đông cần che chắn để Sáo lúc nào cũng đủ ấm và pha nước đường cho vào cóng nước để Sáo uống.
    Bạn phải thường xuyên dọn dẹp chuồng trại cho Sáo, hãy cho sáo tắm nắng vào sáng sớm. Và nhớ đừng quên cho chim Sáo tắm nước nữa.
Cách phòng bệnh
2. Chăm sóc chim sáo
    - Thức ăn cho chim sáo: Ngoài tự nhiên sáo là động vật ăn sâu bọ, côn trùng, trái cây. Khi bắt về nuôi bạn hãy tập cho sáo ăn cám chim. Sáo cũng có thể ăn cơm, bột đậu phộng trộn trứng.
    - Thời gian đầu mới đem sáo về nuôi bạn nên nhốt trong lồng kín, có áo tủ và để nơi ít người qua lại. Sau một thời gian bạn đem lồng sáo ra ngoài cửa, để nơi đông người để sáo dạng và làm quen với tiếng người.
    - Để dạy chim Sáo nói, giờ dạy hiệu quả nhất vào lúc chiều tối, hoặc lúc Sáo đang ngủ và lúc đưa món mồi nhử. 
    - Muốn tập chim Sáo nói tiếng người cần phải kiên trì khoảng 5-6 tháng. Nhưng nên lưu ý rằng con Sáo sẽ bắt chước tiếng y như người dạy, vì vậy nếu giọng bạn thế nào thì giọng Sáo cũng như thế. 

Trên là một số cách Cách phòng bệnh chim sáochăm sóc chim sáo, chúc anh em có một chú sáo thật khỏe mạnh và nói được tiếng người.
Nguồn Sưu Tầm

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Cách nuôi chim Khướu cho người mới tập chơi

Khướu là loài chim cảnh được nhiều người ưa chuộng, bởi hay hót và dạn người. Đối với những người mới tập chơi loài chim cảnh này thì hãy chú ý cách nuôi chim khướu sau.

Cách nuôi chim Khướu cho người mới tập chơi

Cách nuôi chim Khướu cho người mới tập chơi

Các loại Khướu tại Việt Nam

Về màu sắc thì khướu được chia làm 3 loại:
   - Khướu ô: Khướu có lông đen từ đầu đến chân.
   - Khướu ô lờ: Lông đen, bên má có màu bạc
   - Khướu bạc má: Lông đen hoặc xanh, hai bên má có màu trắng.
Cách nuôi chim Khướu cho người mới tập chơi
Về mục đích nuôi, khướu được chia làm 2 loại:
   - Khướu đá: Có dáng người to con, chân trụ vững chắc, ngón chân ngắn và móng chân vừa phải. Đám lông ở hai mái thường phồng và phình to lên. Khi nghe chim khác hót thường không trả lời lại như chim khướu hót và phát ra âm thanh “khẹc…khẹc”.
   - Khướu hót: Có dáng người thanh mảnh, mỏ dài, lông mỏng, chân thon, khi nghe chim khác hót thì ít nhảy hơn khướu đá, khi hót trả lời lại thì đuôi vẫy nhẹ

Cách nuôi khướu

    - Về lồng nuôi:  Nên chọn lồng có nan khít, rộng rãi, lồng được sơn hoặc phủ vec-ni để tránh nấm mốc. Cầu lồng nên chọn những loại to bằng ngón tay cái, lõi chắc cho khướu đậu.
    - Chế độ dinh dưỡng: Khướu là loài chim cảnh có thể ăn rất nhiều loại thức ăn, vì thế khướu rất dễ nuôi. Thức ăn của khướu chủ yếu là bột ngô xay, tép khô,.... Tất cả những thứ trên trộn lẫn với nhau và xao khô lên xay mịn rồi cho khướu ăn dần dần.
     - Thường xuyên cho khướu tắm nắng và tắm nước.
    
Trên là Cách nuôi khướu cho người mới tập chơi, còn về phần cách nuôi khướu căng lửa tôi cũng đã có một bài viết trong website này rồi, các bác tìm đọc nhé.
Nguồn Sưu tầm

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Chọn lồng nuôi chim cu gáy

Chim cu là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ trước khi cho chúng ăn. Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Đối với dân sành chơi chim thì việc chọn lồng nuôi chim cu gáy rất quan trọng và tỉ mỉ.

Chọn lồng nuôi chim cu gáy

Chọn lồng nuôi chim cu gáy
 Lồng đơn nuôi chim cu gáy
    - Mỗi lồng đơn chỉ nuôi nuôi chứa cho mỗi con chim cu gáy.
    - Kích thước thông thường khoảng 41 đến 62 centimet.
    - Nang lồng được làm bằng tre nên có thể chống lại côn trùng và mối mọt. Nang lồng làm bằng song mây thì cứng và bền. Nhiều nang lồng làm bằng dây leo nhưng không nhìn đẹp bằng song mây.
Chọn lồng nuôi chim cu gáy
     - Trong lồng đơn, người nuôi chim nên đặt bổn hủ (cóng) chứa thức ăn bao gồm: ngũ cốc, nước, sỏi cát,...
     - Nên chọn cầu lồng có kích thước phù hợp cho chân chim đứng bám. Cầu ba cạnh (hình chữ Z) thì rất phù hộp cho loại lồng này, vì nó rât tốt cho chim khi chúng thây đổi vị trí.
Chọn lồng nuôi chim cu gáy
     - Để giữ cho chim cu gáy yên tỉnh và không chú ý những tiếng động, người nuôi phải làm 2 màng vải. Người nuôi chim cu gáy nên che phủ một tấm màng làm bằng vải mỏng bên trong, màng vải này có chúc năng ngăn ngừa tiếng động gây sợ hãi cho chim gáy nhưng vẫn thấy đối thủ khi thi đấu nên. Một tấm màng dày phủ bên ngoài dùng để trùm kín lòng, giữ chim yên tỉnh và khỏi bị sợ khi di chuyển.
Chọn lồng nuôi chim cu gáy
Trên là một số lưu ý khi chọn lồng nuôi cu gáy. Chim cu gáy là loài chim cảnh được nhiều người nuôi và chúng có những đặc trưng riêng rất hay, chúc các bạn sẽ tìm được một chiếc lồng nuôi chim cu gáy "ngon- bổ- rẻ".
Nguồn Sưu tầm

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Họ Sơn Ca và chim Sơn Ca

Họ Sơn Ca danh pháp khoa học là Alaudidae là một họ thuộc dạng sẻ sinh sống chủ yếu ở Châu Á. Sơn ca là loài chim nhỏ sống trên mặt đất, chúng có giọng hót mê hoặc và kiểu bay lượn đặc biệt. Chúng hay sinh sống gần các khu dân cư,...
Các loài Sơn Ca làm tổ trên mặt đất, chúng đẻ từ 2 đến 6 trứng, vỏ trứng có đốm. Các loài này có vuốt chân sau dài.
Chim Sơn Ca là loài chim cảnh biểu tượng cho may mắn, hạnh phúc.
Họ Sơn Ca và chim Sơn Ca
Sơn Ca hay còn gọi là Sơn Ca phương Đông, là một loài chim thuộc họ Sơn Ca. Loài này sinh sống ở Nam Á và Đông Nam Á.
Chim Sơn Ca ăn hạt và côn trùng. Chúng thường bay vút lên bầu trời và cất tiếng hót trước khi liệng xuống đất.
Sơn Ca có cơ thể dài khoảng 16 Centimet. Chúng có màu vàng nâu. Trên đầu chim Sơn Ca có mào ngắn. Người ta phân biệt Sơn Ca trống mái bằng cách đánh giá về ngoại hình của chúng.
Chim Sơn Ca dùng cách vừa bay lượn vừa hót để thu hút bạn tình.
Họ Sơn Ca và chim Sơn Ca
Tuy ngoại hình không bắt mắt nhưng tiếng hót của chim Sơn Ca lại rất tuyệt vời.
Nguồn tham khảo Wikipedia

Phân biệt chim Họa Mi trống mái rất dễ

Trong tự nhiên Họa Mi là chim rừng sống rất nhiều ở Trung Quốc, ở Việt Nam chúng sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu,...Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt chim Họa Mi trống mái.

Cách phân biệt chim Họa Mi trống mái

1 Chim Họa Mi trống
     Chim Họa Mi trống là loài chim cảnh được trời phú cho bộ lông sặc sỡ, tươi tắn. Trên đầu Họa Mi trống có con còn có mào, có chỏm lông trên đỉnh đầu trông rất đẹp. Họa Mi trống có vóc dáng cao hơn con mái và nhìn oai phong hơn (Phái mạnh mà).
Phân biệt chim Họa Mi trống mái
     Chim Họa Mi trống khi còn đủ râu mép sẽ có khoảng 9 đến 15 sợi râu, trong đó có sợi ngắn, sợi dài, sợi mọc ngang, sợi mọc xiên góc từ 30 đến 45 hoặc 60 độ.

2. Chim Họa Mi mái
    Họa Mi mái có thân hình nhỏ nhắn, thấp đòn, hơn tròn chứ không dài mình như Họa Mi mái. Màu lông của Họa Mi mái trông hơi xấu, màu lông tối chứ không được sáng như Họa Mi trống. Râu của Họa mi mái thì mọc tùm lum lắm.
Phân biệt chim Họa Mi trống mái
    Kỹ thuật phân biệt chim Họa Mi trống mái đơn giản nhất là nhìn vào vóc dáng chứ đếm râu thì tỉ lệ chính xác khá thấp, chim có thể đã bị rụng râu lúc bay nhảy hay tung lồng. Vả lại để đếm được râu của Họa Mi thì phải giữ chúng lại bởi bình thường chúng rất hay nhảy nhót. 
     
    Trên là cách phân biệt chim Họa Mi trống mái. Chúc các bác sẽ tìm được con Họa Mi trống thật hay.
Nguồn Sưu Tầm

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Cách phân biệt chim nghệ vàng trống mái

Chim Nghệ vàng hay còn được gọi là Huýt cô, như tên gọi của nó, chim Nghệ này có ngực màu vàng củ nghệ, cánh có sọc xanh và trắng, con trống và mái có sự khác biệt. Hôm nay mình xin chia sẻ cách phân biệt chim nghệ vàng trống mái.


Cách phân biệt chim nghệ vàng trống mái

Cách phân biệt chim nghệ vàng trống mái

1. Chim Nghệ trống
Chim Nghệ trống trưởng thành có các đặc điểm: 
     -Toàn bộ lông màu lục thẫm chuyển thành màu vàng ở bụng. Trước mắt đen nhạt, các lông ở trên mắt và dưới mắt vàng tươi. Dưới cánh lông có màu trắng, đuôi đen bóng. Các lông bao cánh đen có phần mút trắng, tạo thành hai dải trắng ở cánh. Lông cánh đen viền lục hẹp ở mép ngoài, các lông cánh thứ cấp trong cùng viền trắng rộng ở cả hai bên. Dưới đuôi có màu vàng. 
Cách phân biệt chim nghệ vàng trống mái
    -Vào mùa hè: Bộ lông của Nghệ trống trưởng thành thay đổi, trước mắt, trán, đỉnh đầu, lưng, trên đuôi và đuôi đen. Cánh đen với hai dải trắng rộng do các mút trắng của các lông bao cánh nhỡ và bao cánh lớn tạo thành, mép của các lông cánh thứ cấp trong cùng trắng, các lông cánh thứ cấp ngoài và lông cánh sơ cấp có viền trắng hẹp.

2. Chim nghệ mái
     Mặt lưng chim nghệ mái có màu lục hay lục phớt vàng. Mặt bụng vàng, phớt lục xám nhạt ở sườn. Đuôi màu đen nhạt phớt lục vàng. Phần đen ở cánh chim đực thay bằng nâu thẫm, mép các lông phớt vàng. 
     Mắt trắng vàng nhạt, đôi khi nâu. Mỏ xám xanh, sống mỏ đen nhạt. Chân đen xám hay xanh xám.
     Màu lông của chim nghệ mái sẽ không được đậm như màu của nghệ trống.

Trên là cách phân biệt chim huyết cô (nghệ vàng) trống mái, chúc các bác thành công.
Nguồn sưu tầm

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Cách phân biệt chim vàng anh trống mái chính xác nhất

Ở nước ta, chim Vàng anh tập trung nhiều nhất ở rừng miền Trung, miền Đông Nam bộ. Chim Vàng anh có giọng hót rất hay nên được nhiều dân chơi chim ưa chuộng. Hôm nay tôi xin chia sẻ cho các bác biết về Cách phân biệt chim vàng anh trống mái chính xác nhất.
Cách phân biệt chim vàng anh trống mái chính xác nhất

Cách phân biệt chim vàng anh trống mái chính xác nhất

Các loài Vành anh ưa thích môi trường sống là rừng thưa nhưng luôn sống tại các tầng cao, vì thế mặc dù có bộ lông sặc sỡ nhưng ít khi người ta nhìn thấy chúng
Cách phân biệt chim vàng anh trống mái chính xác nhất
Chim Vàng anh trống có bộ lông nổi bật với màu vàng và đen, đầu màu đen, mỏ đỏ, mắt đỏ, chân nâu, toàn thân của nó phủ toàn màu vàng chanh, đuôi và vai cánh điểm màu đen trắng.
Chim Vàng anh mái lại có bộ lông vàng ánh xanh lục trầm không mấy sặc sỡ. Vào mùa sinh sản, phần lông dưới bụng của Vàng anh mái sẽ thưa hơn vàng anh trống, bởi Vàng anh mái phải ấp trứng.
Cách phân biệt chim vàng anh trống mái chính xác nhất
Giống Chim Vàng anh có 16 giọng hót được phân khúc rất đặc sắc và hai giọng hót ru khi chúng nuôi con. Tiếng kêu của chúng giống như tiếng kêu của chim giẻ cùi, nhưng giọng của chúng thì thánh thót hơn. 

Nói chung cách phân biệt Vàng anh trống mái cũng rất đơn giản, chúc các bác thành công.
Nguồn Sưu Tầm

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Cách thuần chim tiểu mi nhanh nhất

Chim tiểu mi là loại thích sống trong bụi rậm, khu vực sinh sống của chim tiểu mi không rộng lắm nên khi đem về nhà nuôi chúng rất khó thuần dưỡng. Quá trình thuần chim tiểu mi từ bổi đến chim đứng lồng chỉ từ 2-3 tháng tùy điều kiện của anh em chơi chim.

Cách thuần chim tiểu mi nhanh nhất

Cách thuần chim tiểu mi nhanh nhất
Tiểu mi trong giai đoạn đầu cần ở một chỗ cố định, điều này giúp ích rất nhiều trong việc tích lửa và thuần chim. 
Chỗ treo tiểu mi có thể là chỗ đông hay vắng người, nhưng nhất thiết phải là nơi an toàn. Tránh treo lồng tiểu mi ở nơi gió lớn, phải để ý đến ánh nắng nữa.

Cách thuần chim tiểu mi trong giai đoạn đầu vừa bắt về:
     Khi mới bắt về, thức ăn chủ đạo dành cho tiểu mi là sâu gạo, thỉnh thoảng bạn bổ sung thêm châu chấu, cào cào,...cho chúng. Để tập cho tiểu mi ăn cám, bạn hãy bỏ vào lồng một cóng sâu và một cóng sâu trộn cám, khi thấy trong cóng nước có bột cám thì chim tiểu mi đã biết ăn cám. Khi chúng đã quen với cám thì bạn giảm phần sâu đi.
     Bạn chỉ nên cho chim ra nắng chừng 5-10 phút, nếu lâu hơn chim có thể chết. Nên cho tắm nắng vào buổi sáng, vì lúc đó ánh nắng có nhiều Vitamin D rất tốt cho sức khỏe của chim.
     Thường xuyên cho chim tiểu mi tăm nước, bởi vì tắm nước là cách thuần chim tiểu mi tôt nhất. Khi vừa tắm xon chim tiểu mi sẽ rất dạn. 

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Phân biệt chích chòe than trống mái từ bé

Vào thời kỳ sinh sản chim chích chòe than mái thường đẻ được từ 3 đến 4 trứng. Vì thế trong ổ sẽ nở ra tầm 3,4 con chích chòe than non. Ngay khi chích chòe than con nở được vài ngày thì chúng ta đã có thể Phân biệt chích chòe than trống mái.

Phân biệt chích chòe than trống mái từ bé

Phân biệt chích chòe than trống mái từ bé
Khi chim còn trong tổ, chú chích chòe than nào mình to nhất, đầu to nhất thì khả năng cao đó là chim trống. chim mái thường nhỏ hơn, đầu cũng nhỏ hơn và thường nở sau chim trống.
Khi đem ra năng, chim chích chòe than trống da sẽ đen thui, còn chim mái thì không đen bằng.
Phân biệt chích chòe than trống mái từ bé
Chim chích chòe than trống có đặc điểm sau:
   Đầu : chọn con đầu bằng, đầu xà to bản rộng.
   Râu : mọc dài, đâm ra phía trước gần như xuôi theo mỏ.
   Mắt : mắt chòe than trống dữ tướng méo xệch mi mắt chíu xuống dữ dằn vành mắt dầy kéo dài ra sau.
   Chân dóng chân dài to bàn chân to
   Mỏ thẳng dài và to, gốc mỏ của hàm dưới phải đen tuyền thì mới là chích chòe trống

Trên là một số cách Phân biệt chích chòe than trống mái từ bé. Chúc các bác sẽ lựa được chú chim chích chòe than thật hay.

Làm sao để phân biệt chích chòe lửa trống mái ?

Chích chòe lửa phân bố rộng khắp châu á, ở Việt Nam chích chòe lửa có nhiều ở Trảng Bom , Trảng Bàng , Long Khánh , Bến Cát,...Hôm nay tôi xin chia sẻ cách Làm sao để phân biệt chích chòe lửa trống mái ?

Làm sao để phân biệt chích chòe lửa trống mái

Làm sao để phân biệt chích chòe lửa trống mái ?
Giống nhau: 
    Cả chích chòe lửa trống và chích chòe lửa mái đều có mỏ màu đen và bàn chân màu hồng.
Khác nhau: 
    Chích chòe lửa trống có màu đen bóng trên đầu và lưng với một cái bụng màu hạt dẻ và lông trắng phía mặt dưới của đuôi và đuôi màu đen bên ngoài. Đuôi của chích chòe lửa trống có 8 lông trắng và 4 lông đen. Chích chòe trống hót giọng dài và nhiều giọng.
Làm sao để phân biệt chích chòe lửa trống mái ?
    Chích chòe lửa mái có nhiều màu hơi xám nâu, lông không bóng bẩy như chim trống và thường ngắn hơn so với chim trống. Chích chòe mái hót giọng ngắn và không hót được nhiều giọng.

Trên là một số cách đơn giản để phân biệt chích chòe lửa trống mái, chúc các bác thành công...
Nguồn Sưu Tầm

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Phân biệt chim Sơn ca trống mái đơn giản nhất

Chim Sơn ca là loài chim sống trên mặt đất, màu lông không sặc sỡ như những loài chim khác, nhưng chúng hót rất hay và  có kiểu bay lượn rất đặc biệt. Dưới đây là chia sẻ cách Phân biệt chim Sơn ca trống mái đơn giản nhất.
Phân biệt chim Sơn ca trống mái đơn giản nhất

Phân biệt chim Sơn ca trống mái đơn giản nhất

1. Đặc điểm của chim Sơn ca
Chim Sơn ca có kích thước bé bằng chim sẻ giò của chúng phủ vảy cả hai mặt trước và sau, giò và ngón chân có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất, giò của chúng khá dài, khỏe, mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn. Màu lông gần như sẻ nhưng nhạt hơn. 
Phân biệt chim Sơn ca trống mái đơn giản nhất
Chim Sơn ca có giọng hót rất hay, không đứt đoạn.

2. Phân biệt chim Sơn ca trống mái
Chim Sơn ca trống có đầu, ngực, vai to hơn chim mái, lông ở lườn chim trống nhiều hơn. Lúc đi Sơn ca trống hay nhảy nhót. Ở ngực chim sơn ca trống có lông thường trẻ đôi, chim trống thường thò lên thụt xuống (một bước thì đầu chim lại thò thụt lên xuống đồng thời phát ra tiếng kêu kiểu chit chit gần giống tiếng hót.) Khi Sơn ca trống chạy thì hay dựng mào, khi hót thì đứng xòe cánh. Lưỡi chim sơn ca trống có từ 3 đến 5 chấm đen.
Phân biệt chim Sơn ca trống mái đơn giản nhất
Chim Sơn ca mái có giọng hót rè và đục hơn, không thanh thoát như chim sơn ca trống. Đầu chim Sơn ca mái không có mào khi chạy.
 
Phân biệt chim Sơn ca trống mái đơn giản nhất
Ngoài những đặc điểm hình dáng để phân biệt chim Sơn ca trống mái trên bạn cũng có thể áp dụng với một lồng chim Sơn ca nhốt 2 đến 3 con, khi bạn đập tay hoặc làm ồn thì chim Sơn ca trống sẽ ngóc đầu và phóng lên, còn chim Sơn ca mái thì chúi đầu xuống. Tuy nhiên cách này cũng không hoàn toàn chuẩn xác.
Nguồn sưu tầm

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Hội chơi chim Vành Khuyên tại Việt Nam

Chim Vành Khuyên là một loài được các dân chơi chim rất ưa chuộng, chơi chim Vành Khuyên từ lâu đã là một thú vui tao nhã. Vì vậy Những hội chơi chim Vành Khuyên tại Việt Nam càng ngày càng nhiều, ta cùng điểm qua một số hội chơi chim Vành Khuyên tại Việt Nam nhé.
Những hội chơi chim Vành Khuyên tại Việt Nam

Những hội chơi chim Vành Khuyên tại Việt Nam

1. Hội chim Vành Khuyên Gò Vấp
Hội chim Vành Khuyên này do anh Phan Tuấn Anh thành lập qua Facebook, đây là nơi anh em trao đổi giao lưu, chia sẻ,mua bán chim Khoen ( Vành Khuyên).
Tại Hội chim Vành Khuyên Gò Vấp có những quy định mà anh em phải nắm:
    -Những bài viết mua bán anh em nhớ ghi rõ địa chỉ số điện thoại giống loại chim. 
    -Không được nói xấu, văng tục, xúc phạm thành viên khác khi không có bằng chứng cụ thể.
    -Những bài viết liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội, tuần phong mỹ tục, quảng cáo linh tinh sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
    -Những ai vi phạm tùy mức độ sẽ nhắc nhở, nặng sẽ kích ra khỏi hội.
Những hội chơi chim Vành Khuyên tại Việt Nam
2. CLB yêu chim Vành Khuyên
CLB yêu chim Vành Khuyên được thành lập trên Facebook với những nội quy
   -Tuyệt đối không được văng tục chửi bới xúc phạm lẫn nhau, đả kích gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ.
    -Tất cả các bài viết đều phải có dấu để mọi người dễ đọc, dể hiểu, dễ chia sẻ.
    -CLB không chấp nhận những topic không liên quan đến chim khuyên kể cả các loại chim khác như Chào Mào, Mi, Chòe… trừ một số trường hợp admin sẽ xem xét để anh em chia sẻ
    -CLB không chấp nhận những topic đăng đi đăng lại nhiều lần cùng một nội dung giống nhau.
    -Câu lạc bộ không chấp nhận các topic có nội dung tuyên truyền: văn hoá phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, tôn giáo, tín ngưỡng, chế độ chính trị... vi phạm pháp luật, đi ngược lợi ích quốc gia dân tộc - truyền thống đạo đức - bản sắc văn hoá Việt.
 
Những hội chơi chim Vành Khuyên tại Việt Nam
3. Hội chim Vành Khuyên
Hội chim Vành Khuyên là nhóm được thành lập trên Facebook với mong muốn chia sẻ, học hỏi với những người đam mê chơi chim Vành Khuyên.
Thích nuôi chim

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Khám phá khu chợ chim lớn nhất Miền Tây

Tọa lạc bên quốc lộ 62, cách trung tâm hành chính huyện Thạnh Hóa- Long An hơn 1 kilomet. Chợ chim lớn nhất miền Tây luôn tấp nập người mua, trong đó có nhiều khách ở TP HCM và các tỉnh lân cận cũng tìm đến.

Khám phá khu chợ chim lớn nhất Miền Tây

Khám phá khu chợ chim lớn nhất Miền Tây
Ở chợ chim vùng biên giới này, những con cò ruồi được rao bán với giá 50.000-70.000 đồng một kí. Nếu khách yêu cầu, chúng sẽ được nhổ lông, làm sạch ngay tại chỗ.
Khám phá khu chợ chim lớn nhất Miền Tây
Chim Trích cồ, loại động vật quý hiếm cũng xuất hiện tại khu chợ này. Chúng được người chơi chim kiểng thích thú bởi bộ lông sặc sỡ, mỗi cặp được bán với giá 800.000 - 1.000.000 đồng.
Khám phá khu chợ chim lớn nhất Miền Tây
Chủ hàng cho biết, những loài chim này đều do người dân săn bắt đem đến bán.
Khám phá khu chợ chim lớn nhất Miền Tây
Vịt trời giá 300.000-450.000 đồng một ký.
Khám phá khu chợ chim lớn nhất Miền Tây
Nguồn vnexpress.net

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Hướng dẫn nuôi chim Cuốc bổi

Chim Cuốc hay còn gọi là chim Quốc là một giống chim có giọng kêu khá thảm thiết nhưng bù lại rất khôn, khi đã thuần chúng sẽ quấn quít với bạn như thú nuôi vậy. Nuôi chim Cuốc có thể làm kiểng hoặc bán, chọi.

Hướng dẫn nuôi chim Cuốc bổi

1. Lồng nuôi chim Cuốc
    Chim Cuốc bổi thường chưa quen sống môi trường nhân tạo, nên thường có ý định chạy. Bạn hãy chuẩn bị một chiếc lồng rộng rãi, bên trong đầy đủ thức ăn nước uống và lưu ý chăm sóc cuốc cẩn thận. Khi đã bắt đầu dạn người, cuốc đã quen chủ, bạn có thể tự tin thả chúng ra mà không lo sợ chúng đi mất.
Hướng dẫn nuôi chim Cuốc bổi
2. Thức ăn cho chim Cuốc bổi
     Trước tiên bạn hãy xác định xem chim Cuốc của bạn là giống cạn hay giống nước bởi 2 giống này sẽ ăn những loại thức ăn khác nhau. Vì vậy việc phân biệt giống là quan trọng. 
     Chim Cuốc nước thường có đôi chân dài hơn nhiều so với Cuốc cạn, thân mình cũng lớn hơn. Chúng ăn những thức ăn dưới nước như: tôm, cá, tép,…Còn chim Cuốc cạn lại thích côn trùng, cào cào, trứng kiến vàng, dế,...
Hướng dẫn nuôi chim Cuốc bổi
     Nuôi chim Cuốc bổi bạn nên tập cho Cuốc ăn cám. Ban đầu có thể Cuốc bổi sẽ không há miệng để ăn, bạn có thể cạy miệng để đút cám cho nó. Sau một thời gian, chúng sẽ tự biết ăn cám.
Hướng dẫn nuôi chim Cuốc bổi

Nguồn Sưu Tầm

Cách luyện mồi chim Sâu Đầu Đỏ

Khi chim Sâu Đầu Đỏ của bạn đã căng lửa ở nhà rồi và hoàn thiện bộ lông thì các bạn có thể  luyện mồi chim Sâu Đầu Đỏ được rồi. Nhưng việc nó có hót ở rừng không thì không phải chuyện một sớm 1 chiều.

Cách luyện mồi chim Sâu Đầu Đỏ

Cách luyện mồi chim Sâu Đầu Đỏ
   -Bước đầu thì cho nó sống trong lụp cho quen, sang qua sang lại cho chim quen lụp. Bạn để ý khi Sâu Đầu Đỏ ở trong lụp mà nó sung như trong lồng là được rồi đấy.
    -Trước ngày ra rừng thì đừng cho Sâu Đầu Đỏ tắm và ăn trứng kiến, vì nó sẽ làm chim tuột lửa, chỉ phơi nắng thôi. Ngày đi bẫy thì các bác nên trùm kỹ chim vì lần đầu đưa đi rừng có thể chim sẽ không quen gió.
    -Khi đến nơi bẫy, lựa chỗ nào không có chim, lấy chim mình cho phơi nắng và làm quen xung quanh, khi chim đủ nắng rồi thì cho vô mát nghỉ 1 chút rồi trùm chim lại treo lên xe. Nên cho chim tiếp xúc với các con bổi khác để học hỏi, nhưng nhớ cẩn thận kẻo gặp bổi ngon lại rét chim mình.
    -Cứ như thế chim các bạn sẽ với chim bổi.
Cách luyện mồi chim Sâu Đầu Đỏ
Chú ý:
    -Chim chạy: mình từ từ lại đè con bổi xuống và gỡ ra, tuyệt đối k nên nhá bổi vô mồi, vì nó đang hoảng, làm vài pha là đi lun con mồi.
    -Chim không chạy: các bạn cứ để yên quan sát con con chim mình có cắn bổi không. Nếu cắn thì để cho nó cắn mê luôn rồi lại gỡ. Nếu 1 hồi mà không thấy cắn thì lại gỡ chim. Phương pháp gỡ chim thì các bạn đè con bổi xuống rồi gỡ. Không nên dí bổi cho nó cắn nhé như vậy nó sẽ quen là có chủ cầm chim mới cắn còn không cầm không cắn.

Chúc các bạn sẽ có một chú chim Sâu Đầu Đỏ mồi thật hay.
Nguồn Sưu Tầm