Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Kỹ thuật nuôi cưỡng non

Để cưỡng thân với mình cũng như mọi loại chim khác bạn phải cho nó ăn uống từ nhỏ như mẹ nó vậy. Rất nhiều người thích nuôi cưỡng non vậy kỹ thuật nuôi cưỡng non như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Kỹ thuật nuôi cưỡng non

Chim cưỡng non tốt nhât các bác nên lựa chọn những con có đặc điểm như sau thì bắt về:
  • To con, đầu to, mỏ to
  • Họng đậm màu
  • Phần da ở mắt càng dài càng tốt
  • Có sức khỏe tốt
Thức ăn cho cưỡng non các bác có thể dùng cám trộn chuối và ít trứng kiến và đút thêm dế và sâu lớn cho nó ăn. Khi biết mổ các bác tập cho nó mổ cám và thường xuyên bổ sung thức ăn tươi cho chim. Thường thì để tập thói quen cho chim lúc cho ăn các bác để cho đói mới cho ăn, 1 ngày cho ăn khoản 6 lần là vừa.
ky-thuat-nuoi-cuong-con
Kỹ thuật nuôi cưỡng con
Một điều quan trọng trong kỹ thuật nuôi cưỡng non đó là các bác phải hành xử nhẹ nhàng với nó. Bởi chim là loài yếu bóng vía dễ bị chấn động do đó chỉ cần các bác có hành động mạnh với chim chim sẽ nhớ và sợ các bác suốt đời. Không được hù dọa hay đánh nó, cũng không được để chó mèo hay người lạ tới chọc chim vì chim sẽ nhát ko dám ra ngoài. 

Huấn luyện cho chim để chim nghe lời các bác cứ luyện cho chim nhớ giọng và lại chỗ các bác mỗi khi có đồ ăn cho đến khi chim lớn. Sau nếu là con chim thông minh nó sẽ biết khi nào nghe giọng mình là có đồ ăn dù nó đi chơi quanh đó cũng sẽ bay lại chỗ các bác. Nếu luyện tập, nuôi nấng cho chim 1 cách tình cảm chu đáo chim sẽ có tình cảm với các bác và nó sẽ đi theo khi không bị nhốt.

Trên là kỹ thuật nuôi cưỡng non , các bác còn nhiều kinh nghiệm khác nhớ chia sẻ tới Fanpage Thích Nuôi Chim để anh em cùng học hỏi nhé.

Kỹ thuật nuôi chim rẻ quạt

Chim rẻ quạt thuộc bộ chim sẻ. Với đặc điểm khi di chuyển liên tục, lúc đậu trên cành chúng xòe đuôi ra y hình chiếc quạt rất đẹp. Một đặc điểm thu hút người nuôi thích thú nữa là chúng còn có biệt tài là bay nhào lộn rất nhanh và nhiều kiểu lượn rất khó. Hãy cùng Thichnuoichim.Com tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim rẻ quạt nhé !

Kỹ thuật nuôi chim rẻ quạt

Kỹ thuật nuôi chim rẻ quạt tại nhà cũng giống như các loài chim cảnh khác. Các bác phải lựa chọn lồng chim phù hợp, chăm sóc chúng tận tình, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời cần phòng trách bệnh cho chim.
chim-re-quat
Chim rẻ quạt

1. Chọn lồng nuôi chim rẻ quạt

Lồng rộng để rẻ quạt sống thoải mái và đầy đủ vật dụng khác như cóng nước, máng ăn nhỏ. Chọn lồng chim rộng thì khi chúng xòe đuôi sẽ đẹp mắt hơn, lông đuôi không bị quẹt vào nan. Riêng lồng nuôi phải để nơi cao ráo, thoáng mát có nhiều không gian xanh. 

2. Thuần chim rẻ quạt - Thức ăn

Chim rẻ quạt rất hiếu chiến và năng động, do đó, trong những ngày đầu mới nuôi không nên lại gần chim, chỉ quan sát từ xa để cho chim quen với nơi ở mới. Không được treo lồng chim ở nơi có nhiều người qua lại chim sẽ sợ và bỏ ăn. Sau vài ngày khi chim đã quen hãy cho chim ăn đầy đủ thức ăn để đảm bảo sức khỏe sau vài ngày ăn ít vì môi trường mới.

Chim rẻ quạt có thể cho ăn các loại cám trộn với sâu khô hoặc mồi tươi. Tập cho chim ăn cũng giống như những loại chim cảnh bổi khác.
chim-re-quat
Chim rẻ quạt
Sau khi đã thuần chim đã quen dần với môi trường nuôi nhốt cần hé mở áo trùm và đưa chim ra nơi đông người qua lại hơn. Thường xuyên tiếp xúc với chim để chúng quen với chủ và dạn dĩ hơn.

3. Phòng bệnh cho chim rẻ quạt

Thức ăn cho rẻ quạt cần phải sạch, không ôi thiu, côn trùng phải tươi. Khi chi chim ăn nếu không hết phải dọn sạch chuồng nếu không thức ăn sẽ bị thối chim dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh rồi chết. Thường xuyên tắm và tắm nắng cho chim để tránh các bệnh về lông như xù, ghẻ, rụng,...Trời lạnh nên tăng cường cho chim ăn mồi tươi như sâu, châu chấu...để chim có đủ sức đề kháng tốt hơn.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Nên nuôi sáo nâu hay sáo đen

Nên nuôi sáo nâu hay sáo đen các bác cần biết được những đặc điểm riêng của chúng. Đồng thời đánh giá về khả năng nói, thái độ tình cảm để biết được nên nuôi loại sáo nào nhé !!!

1. Sáo nâu

Sáo nâu có đầu và cổ đen bóng chuyển dần thành xám đen nhạt ở pần dưới cổ và ngực. Mặt lưng, lông bao cánh và lông cánh thứ cấp nâu tím, riêng lông cánh thứ cấp có ánh đồng và viền đen rất hẹp. Lông cánh sơ cấp đen với vệt trắng lớn ở gốc lông. Lông bao cánh sơ cấp trắng, dưới cánh và nách trắng.

Đuôi sáo nâu đen, mút đuôi trắng, đôi khi các lông đuôi giữa có phần mút trắng rất hẹp hay không rõ, dưới đuôi và giữa bụng trắng phớt hung. Ngực, sườn và đùi nâu tím tươi. Mắt chim màu nâu đỏ. Da trần quanh mắt vàng, mỏ vàng, chân vàng.
nen-nuoi-sao-nau-hay-sao-den
Nên nuôi sáo nâu hay sáo đen
Đặc tính của sáo nâu là thông minh và cũng khá dữ dằn. Nó có thể sẽ cắn sứt tay của bất cứ ai, trừ chủ của nó khi nó đã dạn và quen với chủ. Sáo nâu hay ăn uống ít vương vãi hơn Nhồng và Vẹt, tuy nhiên phải thay nước hằng ngày vì cóng nước hay bị nó làm dơ.

Sáo nâu nói rất sõi và học nói cũng rất nhanh. Nhược điểm về sáo nâu lại nằm ở chỗ khi lớn lên rất ít con cho chủ sờ vào người mặc dù chủ đi đâu nó đi theo đấy, ngoài ra sáo nâu trông mã không đẹp bằng sáo đen

2.  Sáo đen

Sáo đen có những loại sau:
  1. Chân vàng mỏ vàng, mắt đen, không có tròng trắng loại này sức khỏe cực tốt nhưng không thông minh lắm. Sáo đen học hơi kém, đồng thời kém tình cảm với chủ vì hơi dữ, mắt cũng dữ và vô cảm.
  2. Mỏ ngà chân vàng tròng mắt màu vàng và con ngươi đồng tử co giãn được. Lúc to lúc nhỏ theo biểu hiện, chim đặc biệt có sức khỏe rất tốt và thông minh, mau nói, nói nhiều.
  3. Chân ngà mỏ ngà, tròng mắt có màu vàng và con ngươi nhỏ tí có thể co giãn được, loại này học nói nhanh, có tình cảm với chủ.
nen-nuoi-sao-nau-hay-sao-den
Sáo đen
XEM THÊM:

Cách nuôi khướu sinh sản

Cách nuôi khướu sinh sản đầu tiên các bác phải lựa được 2 em giống ngon lành cành đào. Muốn thế hệ chim sau khỏe mạnh và hay thì về phần giống nên đầu tư mạnh tay nhé. Ngoài đặc điểm khỏe mạnh thì nên chọn cả 2 em trống và mái đều có tố chất như: giọng hót, dáng đẹp,...Tiếp đến là làm chuồng nuôi.

1. Làm chuồng nuôi khướu sinh sản

Các bác làm chuồng có kích thước cao x rộng x dài đều khoảng 2 mét. Phân ra chỗ nghỉ và sân chơi cho chúng.
  • Trong lồng ra nên trồng cây trúc, ngũ gia bì, có mái che nắng che mưa.
  • Làm bằng lưới inox hay mắt cáo gì cũng được, nhưng các bác nên dùng lưới inox để sài lâu.

2. Ghép đôi cho khướu sinh sản

Nuôi khướu sinh sản khi mới mua chim trống mái về chúng sẽ lạ nhau và nếu nhốt chung ngay nó rất dễ cắn nhau. Vì vậy nên thả con trống vào trước và con mái nhốt riêng ở ngoài áp sát chuồng. 
cach-nuoi-khuou-sinh-san
Cách nuôi khướu sinh sản
Sau khoảng 1 tuần lễ tách thì 2 chú sẽ quen và có thể kết hợp với nhau. Khi chúng  nó quyến luyến với nhau sẽ có biểu hiện: Con trống cứ hót múa, như muốn đến với con mái. Khi đó các bác thả em mái vào, qua vài ngày sau nếu chúng đã hợp nhau thì con trống sẽ đạp mái. Chim đã đạp mái các bác tiến hành lót ổ cho nó đẻ, có thể lấy gáo dừa hoặc rổ nhỏ rồi lót rơm, cây khô mềm vào,...

3. Chế độ chăm sóc chim khướu sinh sản

Cách nuôi khướu sinh sản phải đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Bởi trong thời kỳ sinh sản sức khỏe chim sẽ không được ổn định, cần có nhiều sức khỏe để nuôi cả chim non nữa.

Khi trứng bắt đầu nở, thì các bác phải cung cấp mồi sống nhiều hơn bình thường để chim mẹ nuôi con. Thức ăn chính chủ yếu là dế, phụ là liu điu cắt ra từng miếng, trộn với cào cào nữa. Ngày nào cũng cho chúng ăn thế. Nhưng khi mẹ đang ấp thì ta không nên bỏ lồng tắm vào đó. Trong thời gian này chim mẹ cần một lượng lớn mồi tươi để hồi sức, các bác cho ăn ít cám lại, thay vào đó là mồi tươi thật nhiều.

Thường xuyên vệ sinh chuồng, máng ăn và máng uống. Trách để xuất hiện mầm bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con non bởi sức đề kháng của nó còn yếu.

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhân rộng trên cả nước, mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều cho nhiều gia đình. Tuy nhiên muốn nuôi theo mô hình và phát triển kinh tế cần phải có kỹ thuật. Và đây chính là yếu tố quyết định đến năng suất đàn chim và khả năng mở rộng quy mô trang trại.

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

Bồ câu Pháp khác với bồ câu ta ở chỗ kích thước lớn hơn và có dáng đi vểnh đuôi. Đầu tiên muốn nuôi bồ câu Pháp bạn cần lựa chọn giống nuôi.

ky-thuat-nuoi-bo-cau-phap-sinh-san
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

1. Chuồng nuôi bồ câu Pháp

Chuồng nuôi bồ câu Pháp sinh sản thường được làm thừ khung thép hoặc gỗ, tre và bao lại bằng lưới thép. Kích thước mỗi ô chuồng cho 1 cặp chim sinh sản khoảng 50x50x50cm. Các ô chuồng có thể được ghép lại thành từng dãy và có thể xếp thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích.

Bồ câu là loại có tập tính đặc biệt đó là vừa nuôi con vừa đẻ trứng. Do đó, mỗi chuồng chim sinh sản cần đặt 2 ổ đẻ có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Các ổ đẻ nên làm bằng rơm khô và luôn giữ sạch
ky-thuat-nuoi-bo-cau-phap-sinh-san
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản
Máng thức ăn cho chim bồ câu sinh sản gồm có 2 phần, có thể được làm riêng hoặc tách đôi một máng lớn. Máng thức ăn nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim.

Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng thức ăn. Tuy nhiên vẫn phải làm bằng vật liệu dẻo, mềm.

2.  Cách chọn giống chim bồ câu Pháp

Nên chọn những cặp bồ câu Pháp đã được ghép đôi và có độ tuổi khoảng 3 tháng. Chim bồ câu Pháp giống sinh sản tốt kết hợp với kỳ thuật chăm sóc bài bản thì mỗi năm có thể đẻ từ 8-12 lứa và mỗi lứa 2 trứng.
  • Chọn chim mái: Lông bụng dày và mượt, đầu nhỏ, xương chậu rộng
  • Chọn chim trống: Đầu to, mình cân đối, mỏ xẻ, ngắn, vòng cườm cổ phình to và biết gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Những vấn đề về dị tật hay chim ủ rũ không lanh lợi thì là điều đương nhiên nên trong bài sẽ không đề cập nhiều.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bồ câu Pháp sinh sản

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản cần chuẩn bị những loại thức ăn chính gồm các loại ngũ cốc như thóc, ngô, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn được trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau, điều nay có thể do người nuôi tự quyết định. Ngoài ra cần bổ sung khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ, vitamin, khoáng chất theo tỉ lệ khuyến cáo.

4. Chăm sóc bồ câu Pháp trong quá trình sinh sản

Ở vài lứa đầu, trứng có thể bị vỡ do rơm bị rời nên các bác cần dùng một vòng rơm hoặc vải mềm bện lại lót vừa khít vào đường kính ổ. Khi chim ấp trứng thì tránh làm ồn và nên giảm bớt ánh sáng.
ky-thuat-nuoi-bo-cau-phap-sinh-san
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sính sản
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho chim trong thì kỳ sinh sản. Bởi giai đoạn này chim mất rất nhiều sức.

XEM THÊM:

Cách nuôi sơn ca non

Nhiều bạn có gửi câu hỏi Cách nuôi sơn ca non tới Fanpage Thích Nuôi Chim. Qua tham khảo ý kiến của nhiều anh em trong hội, Thích Nuôi Chim xin chia sẻ cách nuôi sơn ca non để mọi người cùng tham khảo. Bác nào có thêm kinh nghiệm nhớ chia sẻ với chúng tôi để mọi người cùng học hỏi nhé.
cach-nuoi-son-ca-non
Cách nuôi sơn ca non

Cách nuôi sơn ca non

Sơn ca non lúc còn đỏ hỏn mới có vài cái lông măng nuôi rất khó. Nhưng nếu bạn biết cách chăm sóc và cho ăn thì bạn sẽ có được chú sơn ca tuyệt vời.

Thức ăn của sơn ca non chủ yếu là mồi tươi và mềm như: cào cào, châu chấu cốm, sâu lột trắng, ruột con nhộng tằm, bụng con dế,....Và sơn ca non rất háu ăn, khả năng tăng trưởng của nó cũng tương đối nhanh. 

Cách nuôi sơn ca non để thuần cho chúng từ nhỏ thì bạn nên tập cho chúng ăn cám luôn.  Bạn lấy nửa chén cám gà (Hoặc xài cám trứng cho chim cảnh luôn) cho thêm ít nước rồi trộn đều không quá loãng. Lấy que tre vót mỏng một đầu (hoặc tăm dạng bằng không nhọn) khều thức ăn để đút cho chim ăn dần. Đút thức ăn xong nhớ cho chim uống nước. Cho uống bằng cách : Lấy vỏ lọ thuốc nhỏ mắt súc sạch rồi hút nước vào, sau đó nhỏ khoảng 3-4 giọt vào miệng chim non. Trong thời gian này nên thường xuyên bổ sung mồi tươi cho chim non. 
cach-nuoi-son-ca-non
Cách nuôi sơn ca non
XEM THÊM:

Khoảng 2-3 tuần là chim đã mọc lông cánh, khi chim đã chạy được thả vào lồng và trong lồng nên để sẵn 1 cóng thức ăn khô, 1 cóng nước. Bây giờ bạn phải dậy chim cách mổ thức ăn bằng cách: Lấy que chấm vào nước rồi gắn cám lên đầu que (hoặc dùng tay bốc cám trong cóng) rồi đút cho chim ăn, uống nước cũng làm như vậy. Mỗi lần chim đòi ăn lúc đầu ta còn đút cho chúng sau không đút nữa mà chỉ chọc chọc vào cóng thức ăn vài lần mới đút cho chim 1 lần. Bạn cứ làm như vậy mấy ngày sau là chim có thể tự mổ thức ăn và uống nước được.

Trên là cách nuôi sơn ca non. Chúc các bạn thành công.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Cách chọn mắt chim họa mi

Mắt chim họa mi rất đẹp với viền trắng xung quanh. Mắt họa mi không phải con nào cũng giống nhau. "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn",khi lựa họa mi cũng vậy, mắt rất quan trọng. Hãy cùng ThichNuoiChim.Com tìm hiều cách chọn mắt chim họa mi nhé !
cach-chon-mat-chim-hoa-mi
Cách chọn mắt chim họa mi

Cách chọn mắt chim họa mi

Cái tên chim hoạ mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng của chim. Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, trắng xám,… gọi là nhãn đế sắc.

Về căn bản nên chọn những con có đôi mắt hội tụ những đặc điểm sau:
  • Mắt sáng to
  • Nhìn ánh mắt có thần khí toát lên
  • Chim có phản xạ, ánh mắt có cảnh giác nhạy bén
  • Màu sắc mắt phải tươi
  • Da mắt mỏng, con ngươi nhỏ
  • Khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót
Nếu các bác quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc,  gọi là xa nhãn. Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:
  1. Kim xa nhãn: những chấm nhỏ xung quanh con ngươi màu vàng
  2. Thiết xa nhãn: những chấm nhỏ xung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội
  3. Huy xa nhãn: những chấm nhỏ xung quanh con ngươi màu tro lợt
  4. Ngân xa nhãn: những chấm nhỏ xung quanh con ngươi màu trắng sáng 
Tốt nhất nên chọn chú chim có màu đáy mắt đậm. Trên là những cách chọn mắt chim họa mi , bác nào có thêm những cách khác thì nhớ chia sẻ cho anh em cùng học hỏi nhé.

Cách nuôi cu gáy khách

Cách nuôi cu gáy khách đầu tiên tìm một ổ cu non chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ. Các bác có thể hỏi người khác để mua, hoặc có thể mua lại cu của người khác nuôi lên, nhưng mà cườm chỉ mới mọc nếu chưa mọc cườm thì càng tốt.

Cách nuôi cu gáy khách

Nếu tìm được chim cu gáy còn tơ, các bác có thể nhai gạo rồi cho chim rúc vào miệng để ăn. Hoặc nhai gạo rồi đổ vào bị bóng có đục lỗ nhỏ mớm cho chim ăn. Chú ý đối với cu non các bác không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên lưng bàn tay.

Khi nuôi cu gáy khách cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn nó, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại, mỗi khi các bác đến bên lồng thì nên thả cho nó vài hạt mè hay ngô. Làm nhiều lần thì nó sẽ mến bác, khi đến gần thì nó sẽ xông xáo như muốn tìm cách đến với mình. Tuy nhiên lưu ý không được thả nó ra, vì nếu thả ra, nó sẽ bay đi mất, chỉ cần nó tập vỗ cánh vài bữa là có thể bay xa.
cach-nuoi-cu-gay-khach
Cách nuôi cu gáy khách
Giai đoạn cườm bắt đầu mọc, các bác nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như "cục cu, cục cu..." Về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh "cục cu cu cu" như khi cu gáy.

Phải kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên, ban đầu chim sợ nên nó né mình, sau thì quen, thỉnh thoảng khi nó sung lên nó sẽ gù lại các bác.

Thỉnh thoảng các bác mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt ngô cho chim mổ ăn. Để cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu.

Khi chim sung, nhiều lửa các bác nên chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân, để chim dạn hơn.

Trên là cách nuôi cu gáy khách, chúc các bác thành công. Bác nào có cách nuôi khác nhớ chia sẻ lên Facebook.com/dammenuoichim để anh em cùng học hỏi nhé. Cảm ơn các bác.

Cách nuôi yến hót sinh sản

Yến Hót là loài có giọng hót hay, cũng nhờ đó mà loài chim này từ lâu nổi tiếng khắp thế giới và được rất nhiều người chuộng nuôi làm cảnh. Yến hót cũng được nhiều người nuôi để tăng thêm kinh tế. Vì thế nhiều người đã xây dựng những mô hình nuôi yến sinh sản. Vậy cách nuôi yến hót sinh sản như thế nào, hãy cùng ThichNuoiChim.Com tìm hiểu nhé.


Cách nuôi yến hót sinh sản

Tại Việt Nam, từ lâu kỹ thuật nuôi chim yến hót cũng được áp dụng rất nhiều nhất là nuôi chim yến sinh sản để mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình. Để nuôi yến hót sinh sản, các bác cần lưu ý:
cach-nuoi-yen-hot-sinh-san
Cách nuôi yến hót sinh sản

1. Chuồng nuôi yến hót sinh sản

Chuồng nuôi yến hót sinh sản phải đảm bảo 2 phần là phần nhà và phần sân. Phần nhà được xây bằng gạch và được lợp mái kín để chim không thoát ra ngoài. Phần nhà là nơi chim trú ngụ và sinh sản. Phần sân được nối liền với phần nhà chiều cao của khung lưới phải trên 2 m, đây là phần để chim có thể ăn, uống nước và tắm.

Nếu không thể làm được chuồng rộng, các bác có thể nuôi trong lồng chia làm 2 ngăn:
  • Ngăn bìa để nuôi chim đẻ sẽ rộng hơn
  • Ngăn thứ hai để trống, sau này nhốt tạm chim con

2. Lựa chọn thời điểm nuôi yến hót sinh sản

Mùa yến hót sinh sản bắt đầu vào tháng giêng dương lịch sau khi chúng đòi trống. Biểu hiện của chim mái đòi trống chính là lúc chúng thay lông và thường rơi vào tầm tháng 12 là hoàn tất, sau đó chúng bắt đầu đòi trống.

3. Cách ghép đôi chim trống mái sinh sản

Trước khi ghép đôi yến hót, các bác lót tổ cho nó bằng dăm bào, chỉ bố hay chỉ sơ dừa và ổ làm bằng tre đan hay rổ nhựa có đường kính 13 cm và sâu 10 cm.
Khi ghép đôi hãy cho con trống và mái định ghép ở kề bên sát nhau cách vách ngăn bên lồng con mái đễ ổ sẵn khi nào con máy xoáy ổ tròn và sâu thì thả yến hót trống vào sau khoảng 3 ngày.
cach-nuoi-yen-hot-sinh-san
Cách nuôi yến hót sinh sản
Vì chim yến ấp thường thì nở vào ngày 12 hay tháng giêng tùy theo thời tiết nóng hay lạnh. Vì vậy nên khi chim đẻ các bác nhặt trứng ra cho nó ấp trứng giả khi nào nó đẽ trứng chót cho vào ấp một lượt và nở một lượt thì chim con sẽ lớn đều nhau. 

Trong thời gian chim sinh sản, ấp trứng thì các bác cần bổ sung nhiều loại thực phẩm có dinh dưỡng cao cho chim ăn. Bởi trong thời gian này, chim sẽ tốn rất nhiều sức.

Lưu ý trong quá trình nuôi yến hót sinh sản ngoài chế độ ăn uống ra, các bác cần quan tâm đến việc vệ sinh chuồng và phòng bệnh. Hàng ngày nê dọn chuồng trại sạch sẽ để loại bỏ hết những phân và thức ăn mà chim làm rơi vãi ra. Nước uống phải luôn là nước mới. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chim để biết được rằng chim có khỏe mạnh không. 

Trên là cách nuôi yến hót sinh sản, chúc các bác thành công. Các bác có kinh nghiệm hay thắc mắc hãy gửi về địa chỉ Facepage: facebook.com/dammenuoichim để mọi người cùng tham khảo nhé !!!

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Các loại chim tiểu mi

Vài năm trở lại đây, chim tiểu mi được nhiều người nuôi chim cảnh yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được các loại chim tiểu mi.


Các loại chim tiểu mi

Trong số những người nuôi chim tiểu mi họ phân ra làm hai giọng: Giọng hót thường phổ biến và thứ 2 là giọng đấu nhưng giọng đấu mới là giọng được ưa chuộng. 
cac-loai-chim-tieu-mi
Cách loại chim tiểu mi
Các loại chim tiểu  mi được phân chia theo giá trị của chim:
  1. Loại chim chỉ hót một mình mà không đấu với chim khác được. Loại này khá rất phổ biến, và dễ tìm
  2. Loại chim có thể vừa hót vừa đấu được nhưng lại quen cội, chỉ chơi mạnh ở sân nhà. Qua sân khách có khi tịt luôn
  3. Loại chim mang đi bất cứ chỗ nào cũng có thể đấu được. Loại này rất hiếm và có giá trị cao nhất.
Vì thế khi chọn chim cần lưu ý điểm này, nếu muốn chon một chú chim trong 3 lọai trên thì phải quan sát thật kĩ.

Nếu muốn nuôi tiểu mi có giọng hót hay thì phải kiếm những con sống sâu trong rừng già. Vì bản năng của chúng đã học được ở đó giọng của nhiều loại chim khác. Nhưng chim trong rừng già sẽ khó thuần hơn. 


Kinh nghiệm nuôi thanh tước

Thanh tước thường sống ở các khu rừng ở Bình Thuận, Lâm Đồng và rải rác ở các rừng chồi ở Bà Rịa, Biên Hòa, Di Linh,...Chim Thanh Tước trống có bộ lông màu xanh lá cây rất mượt mà, trên đỉnh đầu có chỏm lông màu cam và dưới ức có mảnh lông đen, ở trong có mảng lông màu xanh nước biển rất đẹp.

Kinh nghiệm nuôi thanh tước

Thanh Tước dáng nhỏ , toàn thân phủ một bộ lông xanh đọt chuối và vàng lục tươi. Phần đầu thì có 4 màu khác nhau. Vùng cổ và ức có màu đen, hàm dưới và 2 bên mép có vệt dài màu xanh đen, 2 đầu cánh có 2 vệt lông xanh biếc. Đặc biệt, trán có đốm lông vàng cam.
chim-thanh-tuoc
Chim Thanh Tước
Thanh Tước hót không trong mà trầm và ngắn (khá giống giọng chích choè lửa). Loài này cũng có thể bắt chước giọng hót của các loại chim khác, tiếng mèo,...Chim thanh tước rất siêng hót , tiếng hót tuy không to nhưng vang xa . Mỗi sáng , chim có thể hót đến vài giờ , và sau đó thì hót lai rai suốt cả ngày. 

Thanh tước không bay nhảy nhiều trong lồng nuôi vì vậy lồng nhốt chim không cần lớn lắm . Ta có thể dùng loại lồng cỡ trung tức là loại lồng 54 nan là vừa.
chim-thanh-tuoc
Chim Thanh Tước
Việc chăm sóc cho chim thanh tước không mất nhiều thì giờ bằng các loại chim khác .Vài ngày, ta cho chim tắm 1 lần, rồi vệ sinh lồng sạch sẽ.

Với kinh nghiem nuoi thanh tuoc, trong thời kỳ chim thay lông, khoảng từ 2 đến 3 tháng nên cho chim ăn nhiều cào cào và các thức ăn tươi hơn. Đồng thời tạm thay bột đậu phọng trộn trứng bằng bột gạo trộn trứng để thu ngắn thời gian thay lông lại. Nhưng lưu ý phải để ý xem chim có chịu ăn thức ăn mới hay không nhé. Sau khi chim thay lông xong, ta cho chim ăn lại bột đậu phộng trộn trứng để chim mau sung.

Một điều đặc biệt là thanh tước rất thích hút mật ong, trái cây chín có vị ngọt như chuối, dưa hấu, xoài,...Mật ong giúp giữ màu sắc cho chim. Khi cho chim uống mật ong nhớ phải pha loãng và không cho nó uống nhiều quá, tránh tình trạng bị say mật. 

Cách nuôi chào mào ché

Chào mào ché là một trong những thuật ngữ mà những người chơi chào mào lâu năm dùng để miêu tả về một giọng vô cùng đặc biệt của những chú chào mào này. Tuy nhiên không phải chú chim chào mào nào cũng có thể cất lên được tiếng ché. Khi chú chim đang rất sung và cất lên được giọng ché thì xin chúc mừng bạn đã sở hữu được 1 chú chim có giọng độc. Vậy cách nuôi chào mào ché như thế nào ?


Cách nuôi chào mào ché

Nhiều bạn nhầm lẫn với việc ché là hót nhưng thực sự là không phải. Tiếng ché được hiểu chính là sự thị uy, ra oai dọa nát những đối thủ khác. Một chú chim chào mào ché chỉ khi chúng được nuôi dưỡng khỏe mạnh và căng lửa. Ở trong một trạng thái vui vẻ phấn chấn nhất chúng sẽ cất lên thứ âm thành này. Muốn vậy bạn cần lưu ý những yếu tố sau:
cach-nuoi-chao-mao-che
Cách nuôi chào mào ché

1. Lựa chọn chào mào

Cần chọn lọc ra được những chú chim xuất sắc nhất có tố chất. Như vậy mới có thể chuẩn bị phục vụ cho việc nuôi dưỡng sau này cũng như có khả năng cao trong việc cho ra đời được những tiếng ché uy dũng. Ưu tiên những chú chim có:
  • Điệu bộ nhanh nhẹn
  • Cặp mắt nhanh nhẹn
  • Chân to thân hình dài vừa phải 
  • Ngực nở nang.
  • Gốc mào càng to càng tốt
  • Cặp cánh phải xếp thẳng hàng không bị bắt chéo hay đan xen vào nhau
  • Lông cũng phải mượt mà không bị xù
Bước đầu trong cách nuôi chào mào ché là tuyển chọn cực kỳ quan trọng. Bởi nó vô cùng quan trọng và góp phần trong yếu tố quyết định tạo nên 1 chú chào mào ché. Sau khi đã chọn lọc được chú chim ưng ý thì ta bắt đầu thuần chim và vào cám cho nó.

2. Chế độ dinh dưỡng

Về các loại thức ăn dành cho chim chào mào thì chắc chắn rằng đối với những người nuôi chim cũng có thể nắm bắt được. Quan trọng nhất là bạn phải để bổ sung cho chúng những loại hoa quả bởi vì đây là một trong những lượng thức ăn tự nhiên mà chúng có thể tồn tại ở cuộc sống ngoài lồng. Trong đó những loại hoa quả để cho chào mào ổn định nhất thì thường ưu tiên chuối, cam, dưa hấu,...
cach-nuoi-chao-mao-che
Cách nuôi chào mào ché
Cám chào mào cũng là một trong những loại thức ăn rất quan trọng trong điều kiện nuôi nhốt ở trong lòng. Những loại cám chim được chế tạo theo công thức đặc biệt sẽ mang đến những chế độ dinh dưỡng cho chúng nhiều nhất để chúng luôn luôn được khỏe mạnh.

Ngoài ra nếu như muốn những chú chim chào mào của bạn được căng lửa vào ổn định nhất lúc này bạn sẽ cần phải bổ sung thêm với trứng các loại mồi tươi. Các loại sâu khô hay là những loại cào cào châu chấu để cho chúng ăn bổ sung một tuần khoảng từ 3 đến 4 lần mỗi lần thứ 3 cho đến năm con lúc này chính sách ổn định và khỏe mạnh nhất.

3. Cách tập dượt

Bạn có thể mang chúng đến bất kì một địa điểm rộng rãi thoáng mát nào có chim tự nhiên. Khi chúng nhìn thấy những chú chim này chúng sẽ cất lên những tiếng ché. Thời gian đầu bạn chỉ nên đưa chúng tập trong một khoảng thơi gian ngắn và sau đó tăng lên. Một thời gian khi chim đã có thói quen. Khi nuôi nhốt ở nhà 1 mình chúng cũng sẽ cất lên những tiếng ché đây là những cách có rất nhiều người đã từng áp dụng và họ đã rất thành công.
cach-nuoi-chao-mao-che
Cách nuôi chào mào ché
Nếu như vì điều kiện không gian của bạn hạn chế, hay bạn không có quá nhiều thời gian để đưa chúng ra môi trường tự nhiên. Thì bạn cũng có thể thay thể bằng cách tìm những video liên quan để chúng tập ché.  

Ngoài ra bạn cũng nên mang những chú chim chào mào của mình đến các trường chim để nó có thể dạn dĩ hơn cũng như có thể cất lên tiếng ché. Nhưng bạn cũng nên lựa chọn những đối thủ, trách để chim mình bị nhát.

Trên là  cách nuôi chào mào ché, chúc các bạn thành công. Ai có kinh nghiệm khác nhớ chia sẻ lên Fanpage Thích Nuôi Chim để mọi người cùng học hỏi nhé.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Cách nuôi chích chòe than căng lửa

Nuôi chích chòe than căng lửa là mong muốn của tất cả anh em đam mê loài chim này. Thích Nuôi Chim xin chia sẻ tới anh em cách nuôi chích chòe than căng lửa. Mọi thắc mắc và chia sẻ anh em nhớ gửi về Fanpage: http://www.facebook.com/dammenuoichim nhé !!!


Cách nuôi chích chòe than căng lửa

Chích chòe than luôn luôn chọn những ngọn cây cao nhất để hót, điều này được dân chơi chim đánh giá đây là loài chim hót siêng và dũng mãnh  với dáng dấp tự tin , say mê hót. Giọng của loài chim này thì không thể lẫn đi đâu được. Để nuôi chòe than căng lửa anh em để ý những yếu tố sau:

1. Ăn uống - Chế độ chăm sóc

Muốn cho chích chòe than căng lửa thì phải quan tâm đến thức ăn và khẩu phần ăn cho nó. Cho ăn thức ăn tốt, không hôi mốc, thức ăn được chế biến với công thức bổ dưỡng. Ngoài ra về thực phẩm tươi phải thường bổ sung: cào cào, sâu tươi,...cho chim ăn.
cach-nuoi-chich-choe-than-cang-lua
Cách nuôi chích chòe than căng lửa
Vào mùa nắng nên cho chim tắm mỗi ngày, tuy nhiên không được tắm lâu quá (cả tắm nắng và tắm nước). Bởi nếu thời gian tắm quá lâu, quá nhiều sẽ khiến chim bị suy trông sẽ không còn được oai vệ như trước.

Thường xuyên vệ sinh lồng chim giúp chim khỏi mắc bệnh, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết nắng quá hoặc mưa ẩm

2. Chế độ đấu dợt

Để thúc cho chim căng lửa thì chế độ đấu dợt cũng cực quan trọng. Nên thường xuyên cho chim đi giao lưu học hỏi với những con chim khác. Lưu ý nếu chim mình còn yếu thì không nên cho nó tiếp cận gần với những con lão làng. Chỉ để xa cho chúng học hỏi tiếng kêu mà thôi.

Trên là cách nuôi chích chòe than căng lửa, chúc anh em sẽ luyện được và sở hữu được 1 chú chích chòe than tốt nhất.

Cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều

Chích chòe lửa có thể hót được nhiều loại giọng, bắt chước được nhiều âm thanh khác nhau. Đó là lợi thế của chích chòe lửa, nên ai cũng muốn tìm cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều.

Cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều

Có nhiều bác thì thích tập cho chích chòe hót theo giọng rừng như ngoài tự nhiên. Có bác lại thích luyện cho chích chòe hót theo âm thanh của các loại nhạc cụ. Để huấn luyện cho chích chòe lửa hót nhiều cũng cần nắm được những điều cơ bản sau.

1. Chọn lồng cho chích chòe lửa

Lồng nên có đường kính từ 53-54 cm. Kích thước này thích hợp cho sự phát triển về thể chất của chim. Lồng rộng, thoải mái thì chim sẽ cảm thấy tự nhiên hơn, sảng khoái hơn và siêng hót hơn.
cach-nuoi-chich-choe-lua-hot-nhieu
Cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều

2. Cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều

Huấn luyện chích chòe lửa hót nhiều trong thời kỳ thay lông khá tốt, bởi đây là lúc chim lấy lại cân bằng cơ thể sau khi thay lông:
  • Giai đoạn trước khi thay lông: Giọng hót của chim sẽ phát triển tốt trước đợt thay lông đầu tiên. Các bác hãy đi dượt chim 2-3 giờ mỗi ngày, các lồng có thể được phủ nửa áo lồng.
  • Giai đoạn thay lông: Trong giai đoạn này cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cũng như chế độ chăm sóc cho chim. Đặc biệt không cho chim đi dợt bởi lúc thay lông năng lượng trong cơ thể chim sẽ yếu đi. Các bác có thể bật tiếng nhạc hoặc tiếng chim qua điện thoại cho chim nghe, nhưng không bật quá to.
  • Giai đoạn sau thay lông: Sau khi chim đã thay lông được một thời gian. Các bác tiếp tục huấn luyện chim hót qua cách dợt và nghe tiếng nhạc cụ,...Thời điểm này chim đã lấy lại được căng bằng cơ thể nên chúng khá sung, rất thích hợp để huấn luyện. Cường độ huấn luyện các bác cũng có thể tăng cao hơn so với những giai đoạn trước.
Trên là Cách nuôi chích chòe lửa hót nhiều , chúc các bác thành công. Bác nào có thêm kinh nghiệm khác hãy chia sẻ lên Fanpage Thích Nuôi Chim để mọi người cùng tham khảo nhé.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Chợ chim họa mi Mường Khương Sapa

Chợ chim Mường Khương Sapa được họp vào buổi sáng chủ nhật hàng tuần ở huyện Mường Khương. Một phiên chợ chim rất đặc biệt đó là chợ chim họa mi. Là nơi trao đổi, mua bán các loại chim và giao lưu giữa những người Thích Nuôi Chim.

Chợ chim Mường Khương

Chợ họp vào sáng Chủ nhật hằng tuần, ở một con đường nhỏ nằm đầu khu chợ. Đây là một trong những điểm thu hút khá đông du khách, nhất là khách quốc tế mỗi khi tới thăm Mường Khương. Mỗi phiên chợ thu hút hàng trăm lượt người tới mua bán, trao đổi.
cho-chim-hoa-mi-muong-khuong-sapa
Chợ chim họa mi Mường Khương Sapa
Đặc biệt nơi đây có loại chim họa mi giọng hót cao, lông mượt, cánh thẳng, không nhảy loạn xạ khi nhìn thấy người lạ…là biết ngay chim họa mi Mường Khương, chọi giỏi, hót hay. Sau mỗi phiên chợ, có hàng trăm con họa mi từ chợ Mường Khương được thương lái mua xuất khẩu sang Trung Quốc và chuyển xuống các thành phố lớn dưới xuôi bán cho các đại gia chơi chim.

Khi mua chim tại chợ chim Mường Khương khách sẽ được người bán tư vấn miễn phí cách chăm sóc hoạ mi. Hướng dẫn mua lồng chim đẹp hơn cùng thức ăn cho chim được chế biến sẵn cũng được bày bán trong chợ này.
cho-chim-hoa-mi-muong-khuong-sapa
Chợ chim Mường Khương Sapa
Nhà thơ Pờ Sảo Mìn là người dân tộc Pa Dí, quê ở xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương rất tự hào về chợ chim họa mi và nét văn hóa chơi chim họa mi của người xứ Mường quê ông. 

Trước đây, người đồng bào anh em vùng cao có thú đi bẫy chim về nướng uống rượu. Bây giờ họ lại say mê nuôi và luyện chim họa mi để có miếng chọi hay. Trong số đó có những người trở nên khấm khá từ kinh doanh chim họa mi.

Kỹ thuật chăn nuôi le le - Nuôi le le sinh sản

Kỹ thuật chăn nuôi le le thương phẩm không khó, chỉ cần nuôi trong chuồng rộng và cho ăn đầy đủ là được. Ngược lại nếu muốn nuôi le le sinh sản thì không dễ dàng, cần có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của loài chim này.

Kỹ thuật chăn nuôi le le

Ở môi trường tự nhiên, le le thường đẻ vào mùa mưa, khoảng tháng 7 - 8, mỗi con đẻ từ 10 - 15 trứng. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn trên khắp các cánh đồng. Để bắt chúng ta tìm cách bao vây hoặc dùng lưới. Nhiều người lấy trứng le le đem về cho gà tre ấp.

Thức ăn của chúng là lúa, rong rêu và lục bình. Xây chuồng le le hãy đặt giữa hồ nước, xung quanh trồng nhiều cỏ dại như sậy, lục bình, năng, lát để tạo môi trường hoang dã cho chim trú ẩn và nuôi le le sinh sản đẻ trứng. Lưu ý tránh chuột, mèo phá hoại, ta phải bao quanh chuồng một lớp hàng rào lưới dầy.
ky-thuat-chan-nuoi-le-le
Kỹ thuật chăn nuôi le  le
Để nuôi le le sinh sản, khi chim lớn ta lựa từng con trống, mái để nhốt riêng. Muốn cho le le đẻ và ấp trứng, phải có không gian yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cỏ dại, nguồn nước sạch. Chim tự làm tổ nhưng tốt nhất là dùng rơm rạ, cỏ khô lót sẵn vào thúng, rổ cho chúng sinh sản. Le le ấp trứng cũng như gà vịt. Sau khi nở, chim con được bố mẹ chăm sóc và dẫn đi ăn. Le le đẻ và ấp nở càng nhiều thì lợi nhuận càng cao, vì không phải tốn chi phí mua con giống.

Lưu ý khi chăn nuôi le le sinh sản không được sờ tay vào trứng hoặc dời tổ vì khi chúng phát hiện có hơi người là bỏ tổ.
nuoi-le-le-sinh-san
Nuôi le le sinh sản
Le le là loài vật bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt nhu cầu thị trường rất lớn, trong khi đó loài vật này không có nhiều và ngày trở nên quý hiếm. Để phát triển mô hình nuôi le le cần nắm vững kỹ thuật chăn nuôi le le cũng như biện pháp phòng và tránh bệnh tật cho chim. 

Tìm hiểu chim công xanh Ấn Độ

Công xanh Ấn Độ được tìm thấy chủ yếu trên mặt đất trong rừng mở hoặc trên đất trồng. Chúng thường tìm thức ăn là những loại quả, ngũ cốc, nhưng cũng có thể săn các loài gặm nhấm nhỏ, rắn, thằn lằn,...

Công xanh Ấn Độ

Công xanh Ấn Độ có ngoại hình rực rỡ, là loài chim lớn thuộc họ trĩ gốc Nam Á. Chúng là đại diện lớn nhất và nặng nhất trong họ nhà trĩ. Kích thước, hình dáng mào của công xanh Ấn Độ không thể nào nhầm lẫn trong phạm vi phân bố của chúng.
chim-cong-xanh-an-do
Công xanh Ấn Độ
Công xanh Ấn Độ sinh sản khắp các tiểu lục địa Ấn Độ, và được tìm thấy ở những vùng đất thấp khô hơn của Sri LanKa. Chúng ở nhiều khu vực miền bắc Ấn Độ, ở nơi đây công được bảo vệ bởi các quy định tôn giáo và chúng tìm kiếm thức ăn xung quanh làng và thị trấn.
chim-cong-xanh-an-do
Chim công xanh Ấn Độ
Công xanh Ấn Độ có bộ lông đẹp nhất trong tất cả các loài chim và được sếp là 1 trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh.

XEM THÊM: