Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Cách nuôi rẻ quạt non - Chim rẻ quạt

Vì di chuyển liên tục, khi đã đậu trên cành chúng vẫn cứ loay hoay, đuôi và cánh cứ xòe ra quạt vào thân giống hình chiếc quạt nên được gọi là chim Rẻ quạt. Nuôi rẻ quạt non cũng giống như nuôi những loài chim hót non khác, đầu tiên là chọn chim nuôi.
nuoi-re-quat-non
Nuôi rẻ quạt non

NUÔI RẺ QUẠT

Khi nuôi rẻ quạt non hãy chọn những chú chim khỏe mạnh nhất trong ổ hoặc nuôi hết cả ổ. Không nên chon những con yếu ớt để nuôi vì sẽ rất mất thời gian và chưa chắc bạn sẽ chăm sóc tốt như mẹ của nó được.

Chim rẻ quạt thường rất hiếu chiến và năng động vì vậy khi nuôi nhốt trong lồng sẽ khiến chúng mất đi bản năng và dễ chết. Khi nuôi chim rẻ quạt bạn nên chọn một chiếc lồng rộng để khi chúng lớn lên sống được thoải mái. Lồng nuôi cần được trùm cẩn thận, để nơi tránh gió, bởi chim non sức khỏe yếu lại thiếu hơi ấm từ chim mẹ nên rất dễ bị lạnh. Nếu vào mùa rét, bạn có thể bắt thêm đèn để sưởi ấm cho chim.

Nuôi rẻ quạt non có thể cho ăn các loại cám dành cho chim trộn với sâu khô hoặc mồi tươi và chút nước ấm cho chim ăn. Thường xuyên bổ sung protein từ mồi tươi cho chúng vì giai đoạn này chim cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Nhớ cho chim uống nước kẻo lại chết khát. Cần chia nhỏ mỗi bữa ăn của chim để chim được tiêu hóa tốt, không nên cho ăn quá no.

Khi chim cứng cáp bạn hãy cho ăn sâu trộn cám nhưng đổ ít nước hơn để cho chim tập mổ. Khi chim có dấu hiệu yếu ốm thì hãy cho chim ăn sâu tươi để nhanh khỏe, sau đó dần dần tách sâu ra và chỉ cho ăn cám.

Lưu ý: Thức ăn cho rẻ quạt non thường trộn với nước nên không để quá lâu vì rất dễ bị chua. Thức ăn sau khi cho chim ăn còn thừa phải dọn dẹp sạch, tránh để thức ăn lâu ngày trong lồng sẽ dễ sinh bệnh cho chim. Chim còn dễ mắc các bệnh ngoài da nên khi nuôi phải tắm nắng thường xuyên cho chúng.

Phân biệt Tiểu mi trống mái

Những người mới nuôi Tiểu mi thường chọn cặp Tiểu mi trống mái để nuôi. Để cho trống hót còn mái chép theo nhịp điệu rất hài hòa. Tuy nhiên 1 số người lại chơi mình chim trống, nuôi 2 con trống cũng hót rất căng. Để phân biệt tiểu mi trống mái, Thích Nuôi Chim xin chia sẻ một số kinh nghiệm sưu tầm sau.
tieu-mi-trong-mai
Tiểu mi trống mái

TIỂU MI TRỐNG MÁI

Bởi Tiểu mi có giọng giống như Họa mi nên ta có thể phân biệt Tiểu mi qua giọng chép (giọng con mái) giống như họa mi. Tuy nhiên cách này tương đối khó phân biệt, ta sẽ phân biệt qua dáng dóc:
  • Tiểu mi trống:
    • Mỏ phía trên hơi dài hơn phía dưới 1 chút
    • Cùng 1 cặp thì chân chim trống lớn hơn mái
    • Khác cặp nhiều khả năng chân chim mái lớn hơn chim trống.
    • Màu lông đa số đậm hơn chim mái
  • Tiểu mi mái:
    • Mỏ phía trên và dưới gần như bằng nhau
    • Đầu nhỏ hơn, mình thon hơn chim trống
    • Lông đuôi ngắn hơn so với tỷ lệ cơ thể
    • Lông đuôi mảnh, thưa hơn con trống
    • Lông thường nhạt hơn chim trống.
Tuy nhiên để phân biệt Tiểu mi trống mái theo màu lông cũng khá khó khăn. Bởi vì chim mỗi vùng có sắc tố khác nhau, có vùng chim màu đậm ngã xanh, có vùng lại nhạt và hơi ngã vàng,...Do có vóc dáng nhỏ nên phân biệt theo thân hình cũng không hề đơn giản.

Trên là một số cách phân biệt Tiểu mi trống mái mà Thích Nuôi Chim sưu tầm. Bạn còn có những cách nào khác nhớ chia sẻ tới Fanpage: THICH NUOI CHIM

Cách nuôi chào mào thay lông tốt nhất

Để có được chú chào có bộ lông đẹp thì chúng ta phải trải qua ít nhất là một mùa thay lông. Tuy nhiên cần có cách nuôi chào mào thay lông tốt nhất để có được bộ lông đẹp. Do đó việc chăm sóc chào mào thay lông là điều cần thiết phải biết. Chào mào thay lông thường cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi bộ lông. Chính vì thế thức ăn cho chào mào trong giai đoạn này rất quan trọng.
cach-nuoi-chao-mao-thay-long
Cách nuôi chào mào thay lông

1. Thức ăn cho chào mào thay lông

Thường có loại cám chào mào cho chim thay lông, bạn có thể tìm và cho ăn cám này. Cám này có tính mát có chứa nhiều trái cây và khoáng chất để bổ xung cho quá trình thay lông. Lưu ý là không cho chào mào ăn cám lên lửa. Cám này có hàm lượng đạm cao, nóng sẽ không tốt cho chim và sẽ gây hỏng lông của chúng.

Trong thời gian thay lông là thời kì mà chào mào rất yếu. Do tất cả dinh dưỡng của chúng phải tập chung để nuôi bộ lông. Bạn cần bổ xung mồi tươi có chứa đạm và canxi cho chào mào như: cào cào non, châu chấu, trứng kiến,...

Chào mào thay lông cần những thức ăn có tính mát. Bạn nên cho chào mào ăn những trái cây như: đu đủ, cam, cà chua,…Ngoài ra một số trái cây tạo sắc tố đỏ rất tốt cho bộ lông tách và hậu môn như: đu đủ, cà rốt,...

2. Chế độ chăm sóc

Để chào mào có một bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm táp trong giai đoạn này rất quan trọng. Cần có một chế độ nghỉ ngơi và tắm táp cho chim một cách hợp lý.

Trong nắng có chứa vitamin D rất tốt cho bộ lông của chim. Tầm 7h sáng mang chim ra tắm khoảng 30 phút là được. Tắm nước thì bạn vẫn cho chim tắm bình thường như cách chăm sóc chim thôi. Khoảng 12h trưa thì cho chim tắm nước và phơi nắng tầm 30 phút. Thời gian cho chim nghỉ ngơi cần có lịch trình đầy đủ và hợp lý. Thời điểm tốt nhất cho chim đi ngủ là 6h tối, không nên cho chim ngủ trễ quá.

3. Lưu ý khi nuôi chào mào thay lông

Khi chào mào thay lông bạn cần treo chim nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi. Không cho chào mào tiếp xúc với những con khác kẻo nó nghe con khác hót mà hót lại.

Trong thời gian thay lông thì không được đổi lồng, không cho chim di chuyển xa. Đối với chim bổi thì không sao nhưng chim thay lông 1, 2 mùa nó sẽ bị dừng quá trình thay lông. 

Nếu bạn có thời gian thì không nên dùng phương pháp ép chào mào thay lông. Nhiều người bịt kín lồng để chim thay lông nhanh hơn. Thực chất ta đang ép chúng thay lông nhanh, như vật sẽ khiến chim rất mệt mỏi.

Trên là lưu ý và cách nuôi chào mào thay lông, chúc các bạn thành công.

Cách phân biệt Thanh tước trống mái

Chim Thanh Tước dáng nhỏ, toàn thân phủ một bộ lông xanh đọt chuối và vàng lục tươi. Phần đầu thì có 4 màu khác nhau. Vùng cổ và ức có màu đen, hàm dưới và 2 bên mép có vệt dài màu xanh đen, 2 đầu cánh có 2 vệt lông xanh biếc. Trán có đốm lông vàng cam, vì có sắc lông xanh nên chim được gọi là Thanh Tước. Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt Thanh tước trống mái nhé !
thanh-tuoc-trong-mai
Thanh tước trống mái

THANH TƯỚC TRỐNG MÁI

Chim Thanh tước thường sống ở các khu rừng ở Bình Thuận, Lâm Đồng và rải rác ở các rừng chồi ở Bà Rịa, Biên Hòa,...Để phân biệt Thanh tước trống mái bạn cần chú ý:

Thanh tước trống:
-Có bộ lông màu xanh lá cây rất mượt mà
-Trên đỉnh đầu có chỏm lông màu cam
-Dưới ức có mảnh lông đen, ở trong có mảng lông màu xanh nước biển
    Thanh tước mái:
    -Có mảng lông màu đen trước ngực
    -Không có chỏm lông vàng trên đầu
    -Lông chim không được xanh mướt
    -Người nhỏ con hơn chim trống

      LƯU Ý:  Có một loại chim rất giống Thanh Tước nhưng nhỏ con hơn, chỏm lông trên đỉnh đầu màu vàng, và ở ức chim không có đám lông màu xanh, đó là chim Hoả Tiễn. Ngoài ra, còn một loại Thanh Tước nữa to con hơn gọi là Thanh Tước Trung Quốc. Loại chim này có màu xanh lá cây nhưng nhạt màu, đầu chim màu vàng pha xanh, ngực chim không có đám lông màu đen.

      Chia sẻ và góp ý tại Fanpage Thích Nuôi Chim: Facebook.com/dammenuoichim

      Cách thuần Hồng tước - Thichnuoichim.com

      Khi Hồng tước chịu hót nó cũng siêng hót như Thanh tước, khi hót chim há miệng chú không chép mỏ, phát âm từ trong họng ra. Chim Hồng tước thật thuần, kêu mới chịu hót. Vì vậy có nhiều người nuôi Hồng tước một thời gian sinh ra nản, vì thấy chim chỉ kêu chứ không hót. Hãy cùng Thichnuoichim.com tìm hiểu cách thuần hồng tước sau nhé !
      cach-thuan-hong-tuoc
      Cách thuần Hồng Tước

      CÁCH THUẦN HỒNG TƯỚC

      Chim Hồng tước có cuộc sống thích nghi trên tầng cao của rừng xanh, nên sống cách biệt với thế giới loài người, do đó chúng rất nhát. Nuôi Hồng tước ta phải phủ áo lồng cẩn thận, và để nơi thật im lặng trong thời gian đầu. Chừng nào thấy chim hơi dạn dĩ , mới dần hé áo lồng ra. Nhưng khi đã dạn người rôi, thì nó tở ra thuần hâu hơn các loài chim khác, còn hơn cả chim chích chòe.

      Trong đời sống tự nhiên chim Hồng tước ăn côn trùng sâu bọ. Chúng bay xớt mồi ngoài khoảng không như loài dơi. Lúc đói cũng mò mẫm ra ngoài bìa rừng, nhưng cũng sống trên nhưng cây thật cao.

      Trước khi thuần Hồng tước cần chuẩn bị lồng tầm trung, cỡ 54 nan là vừa, bỏ đầy đủ cóng vào. Bởi chúng có thân hình nhỏ như Thanh tước nên không cần chuẩn bị lồng qua to.

      Bước đầu thuần Hồng tước bổi ta tập cho chim ăn trứng kiến, cào cào. Vài ngày sau, ta tập chim ăn bột đậu phông trộn trứng bằng cách lấy một ít bột đậu phộng trộn với trứng kiến. Lúc nào thấy chim ăn được bột rồi ta cho chim một cóng bột riêng, và bớt phần trứng kiến ít lại. Chim Hồng Tước ăn trứng kiến thì rất mau sung, siêng hót hơn là cho ăn cào cào.

      Cứ như vậy 1 thời gian chim sẽ quen với vị cám và tự ăn. Nhưng trong giai đoạn này chim vẫn chưa dạn hẳn nên không được để chim bị giật mình. Treo chim cao hơn đầu người để ở nơi yên tĩnh, trùm áo lồng lại. Dần dần hạ thấp lồng treo xuống để chim quen dần với người đồng thời hé mở áo lồng cao dần.

      Khi chim đã dạn hơn, không tung lồng, không giật mình khi có người qua lại thì ta có thể đưa chim ra ngoài phơi nắng. Thời gian sau có thể tắm cho chim được. Lưu ý thời gian thuần hồng tước bổi rất lâu nên phải cẩn thận và để ý tránh để chim hoảng sợ.

      Chia sẻ và góp ý tại Fanpage Thích Nuôi Chim: TẠI ĐÂY

      Vành khuyên ăn quả gì ? Thức ăn cho vành khuyên

      Vành khuyên ăn quả gì ? Ngoài cám dành cho khuyên, thì trái cây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Nó bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho chim. Mà ngay cả ngoài tự nhiên chim cũng thường đi tìm để ăn. Sau đây là một số loại trái cây mà chim vành khuyên rất thích.
      vanh-khuyen-an-qua-gi
      Vành khuyên ăn quả gì

      TRÁI CÂY DÀNH CHO CHIM VÀNH KHUYÊN

      Các bạn có thể bổ sung những loại trái cây sau cho chim vành khuyên ăn:
      • Chuối Tây ( chuối sứ):Rất tốt cho chim, đi phân khô, không bị ỉa chảy.
      • Cam: Giúp cho chim giải nhiệt, nóng, đặc biệt để giải độc cám
      • Dưa leo: Giúp chim mát, lông mượt, ở trong nam rất nhiều người sử dụng cho chim vành khuyên
      • Cà chua: Được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp
      • Cà rốt: Giúp chim lên màu đẹp. Cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được.
      Lưu ý về những loại thức ăn cho vành khuyên ở trên:
      • Chuối : Ko quá chín, vừa xanh vừa vàng là được
      • Dưa leo, cà rốt : cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn
      • Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn
      Trên là một số loại trái cây dành cho khuyên được những người đã và đang nuôi chim vành khuyên chia sẻ. Nhưng tùy vào thể trạng của mỗi chú chim và thời điểm khác nhau mà ta lựa chọn thức ăn phù hợp. Anh em có thêm ý kiến rất mong hãy góp ý trên Fanpage Thích Nuôi Chim: TẠI ĐÂY

      Cách nuôi chòe than non - Thích Nuôi Chim

      Cách nuôi chòe than non không quá khó chỉ cần bạn thật sự thích nuôi 1 chú chim từ nhỏ đến khi nó trưởng thành. Thật ra nuôi chim non cũng là một thú vui, bởi ta được chăm sóc và nhìn thấy nó lớn lến. Hãy cùng Thích Nuôi Chim tìm hiều cách chọn và nuôi chòe than non nhé !!!
      cach-nuoi-choe-than-non
      Cách nuôi chòe than non

      1. Lựa chim chích chòe than non

      Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

      Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp nên là bước quan trọng trong cách nuôi chòe than non. Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp.

      2. Chế độ dinh dưỡng cho chim non

      Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, có thể bỏ nước vào lọ thuốc nhỏ mắt đã súc sạch để cho chim non uống.

      Mỗi ngày bạn nên cho chòe than non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

      Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

      Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Đến tuần thứ tư chim có thể tự ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

      3. Chăm sóc

      Sau một thời gian nuôi chòe than non, chú chim đã có vóc giáng, lông lá tương đối đầy đủ, lông non đã cứng, biết tự ăn. Khi đấy ta có thể cho tắm nước được để bộ lông chim đẹp hơn và chim khỏe hơn.

      Khi chim đã rũ bỏ lông cũ để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai màu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

      Lưu ý khi dợt chim: 
      Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lỏm. Không nên treo gần chim già hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn.

      Trên là cách nuôi chòe than non đến giai đoạn trưởng thành, chúc các bác thành công.

      Cách nuôi chích chòe lửa sinh sản

      Nuôi chích chòe lửa sinh sản không khó nhưng cũng lắm công phu. Mọi khâu từ chọn giống, chuẩn bị đến ghép đôi và sau sinh sản cần được chuẩn bị cẩn thận, chu đáo. Thich Nuôi Chim sẽ chia sẻ tới các bạn Cách nuôi chích chòe lửa sinh sản, nào hãy cùng tìm hiểu nhé !
      nuoi-chich-choe-lua-sinh-san
      Nuôi chích chòe lửa sinh sản

      1. Chọn giống chích chòe lửa để ghép đôi

      Chọn giống để nuôi chích chòe lửa sinh sản cần những lưu ý sau:
      • Con trống: Có nết tốt, đẹp về hình dáng và nết chơi (ở đây ta chưa bàn đến giọng vì giọng ngoài bẩm sinh ra thì chim con còn phải được học và rèn luyện từ môi trường). Nên chọn những chim trống thi đấu có giải đã về vườn, chim đang thi đấu không nên ghép đẻ vì sẽ làm yếu chim, chim chơi không bền.
      • Con mái: Tướng thon gọn, có nết đập đuôi và hót như trống. Nếu bạn xác định ghép đẻ đuôi dài thì bạn phải chọn mái đuôi dài vì chim non sẽ hưởng phần lớn đức tính từ chim mẹ chứ không phải chim bố.

      2. Chuẩn bị chuồng trại

      Để nuôi chích chòe lửa sinh sản điều quan trọng nhất ta phải có một cái chuồng rộng rãi, thoáng mát và tuyệt đối yên tĩnh, có nắng sáng. Một chuồng tối thiểu để chim sinh sản thì cần phải đạt độ Dài x Rộng x Cao là 100x60x80cm. Tiếp đến là trang bị:
      • Cầu: Nên chọn loại cầu ngang, chòe lửa cần môi trường thoáng đãng để bay nhảy nên trong 1 chuồng tùy theo thể tích mà bạn bố trí số cầu phù hợp.
      • Hủ đựng cám
      • Khay nước tắm
      • Khay đựng dế
      • Khay nhỏ đựng sâu
      • Tổ chim: nên đặt ít nhất 2 tổ chim vào 2 nơi kín đáo
      • Chuẩn bị sẵn 1 khây rơm, cọng chổi, lẵng hoa khô,...

      3. Thúc chim căng lửa để ghép cặp

      Trong quá trình thúc cho chim căng lửa, từ khi thay lông xong thì đến khi căng lửa tùy vào nết chim mà ta mất 1-3 tháng. Trong thời gian vào lửa cho chim ta thường xuyên treo chim trống và chim mái gần nhau nhưng không được thấy mặt nhau, chỉ khi nào cho tắm thì ta cho chúng thấy mặt nhau. 

      Để chích chòe lửa mái cạnh lồng tắm khi trống tắm và ngược lại. Điều này sẽ giúp chim nhận dạng và nhớ mặt nhau. Sau khi chúng tắm xong thì lại treo cạnh nhau nhưng không thấy mặt để chúng gọi nhau. Điều này cũng tương tự như việc ta bỏ đói để thuần chim vậy, khi chim có thói quen tắm là gặp mặt bạn tình thì chúng sẽ thêm phần quyến luyến với nhau và dễ dàng chịu nhau khi ghép cặp.

      4. Ghép cặp

      Khi chim đã quen nhau và căng lửa, ta tiến hành ghép đôi chúng vào mùa sinh sản thường từ tháng 02 âm lịch kéo dài đến tháng 09 âm lịch.

      Bạn cho dế vào khay,  sâu gạo và 1 ít cám, 1 khay nước tắm vào chuồng và thả chim trống vào trước. Mặc dù là chim thuần nhưng khi thay đổi môi trường nuôi nhốt thì ít nhiều gì chim cũng hoảng. Sang ngày thứ 2 thì bạn treo nguyên lồng chim mái vào chuồng, chim trống sẽ kè bu lồng chim mái và tìm vị trí cầu đậu gần lồng chim mái để hót múa gù mái, mái khi căng lửa cũng sẽ nhấp cánh ưng thuận. Lúc này thì bạn mở lồng cho chim mái bay ra và đem lồng tre ra.

      Sau khi trống và mái quen nhau, chim trống đạp mái sẽ xảy ra rất nhanh, sau khi đạp mái thì trống và mái sẽ cùng nhau xây tổ. Trong quá trình xây tổ trống vẫn tiếp tục đạp mái, quá trình xây tổ sẽ kéo dài 3-4 ngày.

      Trên là cách nuôi chích chòe lửa sinh sản, chúc các bạn thành công. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ FanePage: Facebook.com/dammenuoichim

      Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

      Nuôi công Ấn Độ - Thu lãi hàng trăm triệu

      Theo Vnexpress ông Khởi chia sẻ, trước đây, gia đình chuyên nuôi gia cầm, nhưng do giá cả bấp bênh, dịch bệnh nhiều, thường xuyên bị thua lỗ nên vô cùng chán nản. Năm 2009, tình cờ xem phóng sự truyền hình về mô hình nuôi chim công của nông dân ở tỉnh Nam Định, thấy loài chim hoang dã có bộ lông sặc sỡ lại múa đẹp, dễ nuôi mà thị trường đang khan hiếm, ông mê ngay. "Sau đó tôi quyết tâm xuống trang trại ở Nam Định mua hơn 10 con chim công mới nở, giống Ấn Độ, giá 750.000 đồng/con về nuôi thử", ông nhớ lại.

      NUÔI CÔNG ẤN ĐỘ

      Không am hiểu kỹ thuật, ông tìm hiểu cách nuôi trên mạng internet, sách báo tìm hiểu cách nuôi chim công, cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi gia cầm nên việc nuôi chim công của ông gặp nhiều thuận lợi. Từ số con giống mua được, ông Khởi liên tục tăng đàn công lên hàng trăm con.

      Ông Khởi tiết lộ, công là loài động vật có nguồn gốc hoang dã nhưng việc nuôi nó không quá khó. Ưu điểm của loài này là sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao. Thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, ngô và rau xanh, cỏ chiếm 60%. Lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.

      Riêng con non sẽ có chế độ ăn khác hơn chim công trưởng thành. Theo đó, đối với con mới nở thì khẩu phần ăn là 100% cám gà tổng hợp. Sau 30 ngày tuổi, hệ tiêu hóa đã cứng cáp hơn có thể pha thức ăn theo tỷ lệ: 70% cám tổng hợp 30% ngô hoặc thóc nghiền. Chim công 6-8 tháng tuổi có thể nuôi nhốt ngoài chuồng lớn cùng các cá thể khác thì tỷ lệ cám tổng hợp chỉ còn 50% và lúc này nên cho công ăn bổ sung các loại rau xanh thái nhỏ như rau ngót, cải…

       Khi công đến tuổi trưởng thành, có thể cho ăn cám tổng hợp và các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, thóc. Đặc biệt cần tăng cường nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng, giúp công có bộ lông bóng mượt, màu sắc rực rỡ. Nước sử dụng cho chim công tuyệt đối phải là nước sạch. Với chim non nên dùng nước đun sôi để nguội để bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt.
      nuoi-cong-an-do
      Nuôi công Ấn Độ
      Cách phòng, trị bệnh cho chim công mới chính là bí quyết quan trọng nhất. Chim công cũng có thể nhiễm một số bệnh như gia cầm như đi ngoài, cúm... Song nhờ sức đề kháng tốt, công rất ít khi bị bệnh. Trường hợp công bị bệnh, các chủ trang trại chỉ cần ra hiệu thuốc thú y nói triệu chứng là mua được thuốc điều trị ngay.

      Trung bình mỗi năm, ông Khởi xuất bán cho khách du lịch và các bạn hàng cả nước hàng trăm cặp công giống, với giá từ 2 - 3 triệu đồng/cặp, cùng hàng chục công bố mẹ giá từ 10 - 20 triệu đồng/con.
      Chim công rất thông minh và dạn dĩ, nếu được nuôi và chăm sóc từ nhỏ, công có thể thả rông trong sân như gà mà không sợ bay mất. Ở Việt Nam chim công thường được nuôi tập trung trong chuồng trại theo mô hình công nghiệp.

      Kỹ thuật làm chuồng công khá đơn giản, thiết kế sao cho thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy vào số lượng vật nuôi, độ rộng hẹp của chuồng công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn (có thể nuôi từ 4–6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10-15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi) thường có thiết kế chiều rộng 3,5-4m, chiều dài 5-6m, chiều cao 2,7-3m.

      Trang trại của gia đình ông Khởi đang mở rộng ra khoảng 500 m2, chi phí mua vật liệu xây dựng và thiết kế chuồng hết không nhiều, chỉ khoảng vài chục triệu đồng. Để giảm chi phí có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng heo, chuồng gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công bị bệnh, hay trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác.

      Vật liệu làm chuồng có thể dùng tre, nứa, hay lưới B40 quây xung quanh hoặc làm vách ngăn. Nóc chuồng dùng lưới cước để chim không bay ra. Người nuôi cũng có thể dùng các tấm lợp nhựa để lợp mái chuồng để chim có chỗ trú mưa. Cần lưu ý không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước nylon làm vách ngăn, vì chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều. Không gian nuôi chim công phải luôn khô thoáng để phòng tránh bệnh. Dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm giúp công không bị bẩn và phòng ngừa giun, sán. Nếu có điều kiện, có thể thiết kế thêm phần sân phía trước để công có chỗ tắm nắng, vận động.

      Để nuôi được chim công không khó, nhưng luyện làm sao cho công múa đẹp là cả một vấn đề, ông Khởi tiết lộ. Cần có bí quyết riêng mới có thể thành công được. Muốn luyện cho công múa, chủ nuôi phải luyện cho con vật quen người trước, sau đó mới dạy múa dần. Chẳng hạn như múa xòe đuôi là cơ bản nhất, người nuôi chú ý tạo không gian rộng, thoáng, để ánh nắng chiếu vào chim công mới có hứng múa. Còn muốn công múa cả chân kết hợp với đuôi thì người chủ phải thường xuyên vào chuồng nhảy múa, chơi cùng con vật.

      Hiện nay, ông Khởi cung cấp ra thị trường đều đặn hàng chục con chim công mỗi năm, trong đó có nhiều con thuộc dòng quý hiếm lên đến hàng chục triệu đồng/cặp. Trung bình mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông lãi vài trăm triệu đồng. Trước nhu cầu của thị trường, anh dự định sẽ mở rộng quy mô chuồng trại nuôi trên 1.000 con công. "Sắp tới, tôi sẽ mở một nhà hàng chế biến loài chim quý tộc này để phục vụ thực khách", ông cho hay.
      Nguồn Vnexpress

      Trĩ xanh con - Bảng giá, nuôi chim trĩ xanh

      Nuôi chim trĩ trở thành mô hình kinh doanh thu lại nguồn lợi nhuận ổn định. Đã có nhiều hộ gia đình thay đổi, áp dụng mô hình kinh tế này. ThichNuoiChim.Com xin gửi tới các bác bảng giá trĩ xanh con thuần chủng giống,  chim trĩ xanh lai F1 giống năm 2018 từ Hatthocvang.com.
      tri-xanh-con
      Trĩ xanh con

      TRĨ XANH CON

      Bảng giá có giá trị kể tử ngày 22/03/2018. Báo giá dưới là giá giao ngay tại trang trại, chưa bao gồm chi phí đóng kiện, chi phí vận chuyển và các chi phí khác.

      GIÁ BÁN: CHIM TRĨ XANH THUẦN CHỦNG - CHIM TRĨ XANH LAI F1
      Stt
      Độ tuổi Chim trĩ xanh
      thuần chủng (VND)
      Chim trĩ xanh
      lai F1 (VND)
      Ghi chú
      1
      Trứng chim xanh thuần chủng giống (quả) 45.000 /Quả 18.000 /Quả
      2
      Chim  xanh thuần chủng non mới nở 90.000 /Con 36.000 /Con
      3
      Chim  xanh thuần chủng non 1 tuần tuổi 117.000 /Con 45.000 /Con Đã nhỏ mắt, mũi Vaccin lasota (lần 1).
      4
      Chim non 2 tuần tuổi 135.000 /Con 63.000 /Con Vaccin lasota (lần 2) và Uống vaccin Gum.
      5
      Chim  xanh thuần chủng nhỡ 1 tháng tuổi 171.000 /Con 81.000 /Con
      6
      Chim  xanh thuần chủng nhỡ 2 tháng tuổi 306.000 /Con 162.000 /Con
      7
      Chim  xanh thuần chủng nhỡ 3 tháng tuổi 450.000 /Con 225.000 /Con Đã tiêm chủng Newcastle và Vaccin tụ huyết trùng.
      8
      Chim  xanh thuần chủng nhỡ 4 tháng tuổi 630.000 /Con 289.000 /Con
      9
      Chim  xanh thuần chủng nhỡ 5 tháng tuổi 810.000 /Con 360.000 /Con
      10
      Chim  xanh thuần chủng nhỡ 6 tháng tuổi 2.250.000 /Đôi 810.000 /Đôi
      11
      Chim  xanh thuần chủng mái (đang đẻ hoặc sắp đẻ trứng) 1.170.000 /Con 360.000 /Con
      12
      Chim  xanh thuần chủng bố (xanh biếc đẹp, có đuôi dài) 1.350.000/ Con 450.000 /Con

      Mọi chi tiết hay thay đổi các bác liên hệ: Tại đây:
      Nguồn: Hatthocvang.com

      Ốc mít bị xù lông - Cách nuôi Ốc mít

      Có một bác với Nickname "Quan Trần" gửi đến Fanpge Thich Nuôi Chim về vấn để Ốc mít bị xù lông như sau: "Nhà em nuôi mấy e ốc mít mới mua ngoài tiệm về đã được 1 tuần mà toàn bị tình trạng  xù lông. Nhưng nhìn sức khỏe vẫn ổn lắm, cho em hỏi nó bị làm sao vậy và cách chăm sóc với. Em cảm ơn anh em trong hội."
      oc-mit-bi-xu-long
      Ốc mít bị xù lông

      Ốc mít bị xù lông - Cách nuôi Ốc mít

      Chào bác Quan Trần, ốc mít bị xù lông nhưng sức khỏe vẫn tốt thì do cách bác chăm sóc nó nhé. Đầu tiên, chim ốc mít là loài ưa nắng và rất thích tắm nên cần tắm nắng và tắm nước thường xuyên thì lông chim mới đẹp được và sung nữa.

      Ngày nào bác cũng nên tắm và phơi nắng cho chim hoặc ít nhất 2 ngày 1 lần. Mỗi lần như vậy bác phơi nắng từ cỡ 7h đến 8h30 là được rồi, nếu nắng gắt quá thì phơi cỡ 30 đến 45 phút là được. Sau khi phơi, đem chim vào chỗ mát cỡ 30 phút rồi mới cho chim tắm nước, chim tắm xong đem phơi nắng 30 phút rồi đem vô.

      Ngoài ra để tránh tình trạng ốc mít xù lông, bác sung nhiều loại thức ăn dinh dưỡng như: chuối sứ (vừa chín tới là được rồi ) loăn quăn, cào cào non, nhện nhà, trứng kiến, tầm gửi,...

      Chuối, loăn quăn, cào cào non nếu có điều kiện thì ngày nào cũng nên cung cấp. Còn nhện nhà và trứng kiến thì tuần cho ăn 2 lần là được rồi. Lưu ý trứng kiến bác bỏ cho ốc mít ít thôi 1/3 muỗng cà phê là được rồi vì chim ăn trứng kiến vào rất dễ mập và mất lửa.

      Chúc bác Quan Trần sẽ khắc phục được tình trạng ốc mít xù lông. Các bác có câu hỏi thì hay chia sẻ nhớ gửi tới Fanpage: facebook.com/dammenuoichim để anh em cùng học hỏi nhé !!!

      Hút mật họng tím - Thichnuoichim.com

      Hút mật họng tím hay Hút mật bụng vàng, Hút mật lưng ô liu là một loại chim thuộc họ hút mật. Loài này phân bố từ Đông Nam Á đến Úc. Thức ăn chủ yếu của chúng là mật hoa nên thường bắt gặp loài này ở những cây đang ra hoa. Đôi khi chúng cũng ăn một số côn trùng nhỏ, nhất là vào thời kỳ nuôi chim non.
      hut-mat-hong-tim
      Hút mật họng tím

      HÚT MẬT HỌNG TÍM

      Hút mật họng tím sống được ở nhiều kiểu rừng khác nhau. Kích thước cơ thể nhỏ, nhưng tiếng hót của chim thánh thót và vang xa. Với bộ lông đẹp, tiếng hót hay, và cũng khá dễ bắt gặp. Hút mật họng tím như là một loài chim cảnh được ưa chuộng.
      hut-mat-hong-tim
      Hút mật họng tím
      Hiện tại, theo ghi nhận của các nhà khoa học, ở Việt Nam có khoảng 16 loài chim hút  mật, phân bố khắp các vùng từ đồng bằng cho đến trung du miền núi. Vào mùa sinh sản, chim kêu nhiều hơn bình thường để thu hút bạn tình. Thông thường chim trống sẽ kêu và bắt đầu khoe mẽ để thu hút con cái với bộ lông sặc sỡ của mình.
      hut-mat-hong-tim
      Hút mật họng tím
      Đối với hầu hết các loài Hút Mật, chim trống bao giờ cũng đẹp hơn chim mái. Chim trống của loài Hút mật họng tím có đến 4 màu sắc trên bộ lông của nó: xám, vàng chanh, cam, xanh đen. Chim mái bụng vàng, lưng  xám.

      Chim trống đôi khi cũng có một bộ lông dạng khác chỉ có 3 màu: xám, vàng chanh và xanh đen. Hút mật họng tím là loài sống định cư. Chim kết đôi và làm tổ quanh năm. Tổ chim được làm từ nhiều loại vật liệu mà chim nhặt nhạnh được như lá cây, cành cây nhỏ, sợi chỉ, vải vóc, chim mái lót tổ với lông trên ngực của mình. mỗi lần đẻ từ 1-2 trứng, chim con nở một tháng sau đó. Nhiệm vụ làm tổ và chăm sóc con phần lớn phụ thuộc vào chim mái.

      Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

      Công thức cám hút mật

      Công thức cám hút mật phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho chim. Giúp chim khỏe mạnh, chơi đều và siêng hót. Cùng Thích Nuôi Chim tham khảo công thức cám hút mật dưới đây nhé !
      Công thức cám hút mật
      Công thức cám hút mật

      Công thức cám hút mật

      Việc cho chim hút mật ăn mật trong lồng có thể là 1 giải pháp nhất thời nhưng không phải lâu dài. Nếu chỉ nuôi bằng mật ong, chim sẽ chết. Do vậy để nuôi được dòng chim này bạn cần cho chúng ăn cám với công thức cám hút mật bao gồm:
      • 2 bịch cám ba vì loại đặc biệt
      • 15 lòng đỏ trứng gà, có thể luộc chín hoặc để sống, tách lòng đỏ
      • 300 - 400g đậu xanh tróc vỏ, rang vàng hoặc hấp chín
      • 10 quả chuối tây hoặc chuối tiêu chín
      • 300g Tôm lột bỏ đầu, hấp chín
      • 1 củ cà rốt
      • 50 - 80g đường cát.
      • 5 - 10 quả ớt răm
      • 100ml mật ong
      • 4-5 vỏ trứng sấy khô. xay nhỏ
      • 100 gam đậu phộng, rang chín, bỏ vỏ
      Tất cả nguyên liệu các bạn xay nhuyễn, trộn đều sau đó sấy cách thủy đến khi dùng tay bóp thấy cám không bị nát và dính vào tay thì cho từng phần vào rổ nhựa lỗ 3 mm chà sát. Cám sẽ lọt theo khe rổ xuống dưới. Bạn được hạt cám nhỏ đều khoảng 1-2mm. Sau đó mang lên sấy cách thủy tiếp, đến khi cám khô.

      Khi cho ăn bạn có thể trộn thêm phấn hoa với tỉ lệ 10%. Chế độ ăn hàng ngày là cám này và chục giọt mật nhỏ vào 1 cóng riêng.
      Nguồn chimyenphung.blogspot.com

      Phân loại sâu đầu đỏ chuyền

      Sâu đầu đỏ chuyền gồm hai loại là chuyền con và chuyền lỡ. Mỗi loại sẽ có sự khác nhau cơ bản về ngoại hình và một số yếu tố khác. Hãy cùng ThichNuoiChim.com tìm hiểu về sâu đầu đỏ chuyền nhé.
      sau-dau-do-chuyen
      Sâu đầu đỏ chuyền

      Sâu đầu đỏ chuyền

      Chim sâu đầu đỏ đã trở thành loài chim cảnh được nhiều dân chơi chim ưa chuộng. Với vóc dáng nhỏ bé và màu sắc không quá sặc sở nhưng giọng hót của sâu đầu đỏ khá vui tai. sâu đầu đỏ chuyền gồm:

      1. Sâu đầu đỏ chuyền con

      Sâu đầu đỏ chuyền con là chim con mới tập hót còn mép vàng và đi theo cha mẹ kiếm ăn. Loại này chưa biết đấu đá nên hơi khó bẫy vì vậy giá nó hơi cao xíu. Chuyền con thì sẽ mau dạn và mau hót. Nhưng phải cho nó đi dợt để nó học cách đấu và hót. Bởi vừa mới được ra môi trường tự nhiên nhưng chưa học hỏi được nhiều.

      2. Sâu đầu đỏ chuyền lỡ

      Sâu đầu đỏ chuyền lỡ là chim vừa rụng mép vàng cho đến khi thành bổi. Loại này thì biết đấu đá rồi. Còn đá rất sung nữa vì ngựa non háu đá,giá thì cao hơn con bổi xíu. Dạng này mau hót mau đấu hơn bổi và là sự lựa chọn của nhiều người để lên mồi.

      XEM THÊM:

      Công thức làm cám cho yến hót

      Công thức làm cám cho yến hót bạn cần chuẩn bị:
      • 500 gram gạo xay thành bột gần mịn , đừng để hạt to.
      • 15 quả trứng gà công nghiệp, chọn loại này vì lòng đỏ to, được nhiều.
      • 2 cái mai mực loại dài tầm 12 đến 15 cm dày mình.
      • 3 thìa cà phê muối , 1 thìa mỳ chính hoặc đường
      cong-thuc-lam-cam-cho-yen-hot
      Công thức làm cám cho yến hót
      Chế biến:
      1. Cho bột gạo vào tô
      2. Đập 15 lòng đỏ trứng và 2 lòng trắng trứng vào bát bột 
      3. Mai mực dã mịn ra sàng qua với rổ, lấy phần bột mịn bỏ phần mai cứng đi
      4. Trộn chung mai mực + muối đường vào bát bột gạo trộn trứng để tầm 5 đến 7 phút cho trứng và gia vị ngấm vào bột gạo.
      5. Bắc chảo lên bếp để lửa liu riu, đổ bát bột trứng vào chảo
      6. Đảo đều hỗn hợp 5 phút, 5 phút sau lại liu riu tiếp, lập đi lập lại như thế 2 lần rồi bỏ ra cho máy sinh tố xay tơi thành bột rồi liu riu lửa lần 3 là cám chín vàng
      7. Đổ cám ra mặt giấy hoặc bìa to để nguội rùi cho vào hộp kín
      XEM THÊM:
      Nguồn: chimcanhviet.vn

      Cách chọn khướu hót hay và chọn khướu đá

      Giọng hót của khướu có hai âm là âm Thổ và âm Kim. Nếu hót âm Thổ thì giọng trầm, còn âm Kim thì giọng nhỏ hơn nhưng vang xa. Việc chọn một chú khướu hót hay là điều anh em nào cũng mong muốn. Hãy cùng ThichNuoiChim.Com tìm hiểu cách chọn khướu hót hay nhé !

      Cách chọn khướu hót hay

      Theo ý thích chung của giới nghệ nhân nuôi khướu lâu năm thì đa số chấm con Thổ pha Kim, tức là giọng cao nhưng mà thanh tao. Khướu được đánh giá có giọng hót hay là chim siêng hót, hót được nhiều giọng chứ không phải chỉ hót đi hót lại có năm ba câu.
      cach-chon-khuou-hot-hay
      Chọn khướu
      Để chọn khướu hót hay phục vụ mục đích giải trí giảm căng thẳng mệt mỏi sau những ngày làm việc bận rộn ta cần lựa những con:
      • Chim có dáng người thanh mãnh
      • Những sợi lông mỏng
      • Mỏ dài
      • Chân thon cùng với móng chân dài và lông ôm sát chân
      • Lông cánh bó sát thân sau sẽ tốt
      • Lông đuôi dài
      • Khi nghe chim khướu khác hót thì nó sẽ ít nhảy nhót và hót đáp trả cùng với đuôi vẫy nhẹ.
      Với một số đặc điểm trên bạn có thể lựa được 1 chú khướu hót hay. Còn về phần chọn khướu đá, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:
      • Chim có dáng người to con
      • Chân trụ vững chắc
      • Ngón chân ngắn và móng chân vừa phải, có vảy nổi lên
      • Lông to bản và không ôm sát chân như khướu hót
      • Mỏ ngắn nhưng to và chắc
      • Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm, đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn
      • Lông đuôi ngắn
      • Lông ở hai má thường hay phồng và phình to
      • Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót thì nó không hót lại mà thường phát ra âm thanh nghe như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu đồng thời phồng má, chân nhảy liên hồi. 
      Bạc má đá sẽ khác cách chọn khướu bạc má hót hay bởi chim đá cần có sức khỏe sự dẻo dai nên bề ngoài phải trông thật cơ lực, lì đòn. 

      XEM THÊM:

      Tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn giữa khướu hót và khướu đá vì chúng có hình dáng gần như giống nhau. Đôi lúc chim có hình dáng đấu sĩ lại thích hót hơn, có những chú thanh mảnh nhưng lại là một đấu sĩ, nên cũng tùy và tố chất từng con mà ta chọn lọc.

      Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

      Chia sẻ kinh nghiệm cách nuôi vẹt non

      Cách nuôi vẹt non không khó, nhưng nhiều bạn vẫn chưa thành công bởi đa phần lý do vì chưa làm đúng kĩ thuật cho ăn như: Pha chế bột, cách cho ăn, tính toán liều lượng thức ăn chưa đúng. Hôm nay ThichNuoiChim.Com xin chia sẻ tới các bạn một số lưu ý khi nuôi vẹt non.

      Cách nuôi vẹt non

      Trong bước chọn vẹt non, đối với những bạn chưa có kinh nghiệm hãy lưu ý:
      • Không nên mua những những chú vẹt non quá nhỏ
      • Chọn những em lông lá đã cứng cáp chập chững học bay và có thể bắt đầu tự ăn sẽ tốt hơn nhiều và giảm rủi ro
      cach-nuoi-vet-non
      Nuôi vẹt non
      Các bạn biết rằng việc nuôi vẹt non chưa có lông lá gì với nuôi một chú đã có lông lá đầy đủ chuẩn bị học bay chẳng khác gì nhau. Bởi sự quý mến và khả năng thuần hóa gần gũi của vẹt đối với chủ nuôi sẽ không thay đổi, quan trọng là do cách thuần hóa của bạn.

      Cách nuôi vẹt non của 1 số bạn chưa đúng cách nên vẹt dễ chết với lý do ở trên. Thường nếu không cho ăn đúng kỹ thuật chim sẽ chết ở tình trạng bầu diều cứng lớn không tiêu được.

      Lưu ý khi pha bột dung dịch bột quá nóng hoặc quá lạnh như vậy có thể làm chết chất men tiêu hóa có trong diều chim. Khi các vi khuẩn tiêu hóa có lợi này bị chết đi thì chúng sẽ không giúp chim chuyển hóa được bột trở thành thức mà chim hấp thụ được. Hậu quả là thức ăn sẽ không được tiêu hóa, ùn ứ trong diều và sau một thời gian thì lên men chua, hôi và làm cho chim ngộ độc.
      cach-nuoi-vet-non
      Cách nuôi vẹt non
      XEM THÊM:

      Khi cho vẹt non cũng không để nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Bởi da ở bầu diều vẹt non rất mỏng manh ngay lập tức bị tác động bởi khí hậu bên ngoài khiến cho bầu diều chim non cũng sẽ bị quá nóng, quá lạnh theo. Nếu bị vậy nó sẽ tác động vào quá trình tiêu hóa thức ăn trong diều và có thể gây ra những phản ứng tiêu hóa không phù hợp.

      Trên là một số lưu ý về cách nuôi vẹt non, chúc các bác thành công. 

      Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

      Kỹ thuật nuôi cưỡng non

      Để cưỡng thân với mình cũng như mọi loại chim khác bạn phải cho nó ăn uống từ nhỏ như mẹ nó vậy. Rất nhiều người thích nuôi cưỡng non vậy kỹ thuật nuôi cưỡng non như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

      Kỹ thuật nuôi cưỡng non

      Chim cưỡng non tốt nhât các bác nên lựa chọn những con có đặc điểm như sau thì bắt về:
      • To con, đầu to, mỏ to
      • Họng đậm màu
      • Phần da ở mắt càng dài càng tốt
      • Có sức khỏe tốt
      Thức ăn cho cưỡng non các bác có thể dùng cám trộn chuối và ít trứng kiến và đút thêm dế và sâu lớn cho nó ăn. Khi biết mổ các bác tập cho nó mổ cám và thường xuyên bổ sung thức ăn tươi cho chim. Thường thì để tập thói quen cho chim lúc cho ăn các bác để cho đói mới cho ăn, 1 ngày cho ăn khoản 6 lần là vừa.
      ky-thuat-nuoi-cuong-con
      Kỹ thuật nuôi cưỡng con
      Một điều quan trọng trong kỹ thuật nuôi cưỡng non đó là các bác phải hành xử nhẹ nhàng với nó. Bởi chim là loài yếu bóng vía dễ bị chấn động do đó chỉ cần các bác có hành động mạnh với chim chim sẽ nhớ và sợ các bác suốt đời. Không được hù dọa hay đánh nó, cũng không được để chó mèo hay người lạ tới chọc chim vì chim sẽ nhát ko dám ra ngoài. 

      Huấn luyện cho chim để chim nghe lời các bác cứ luyện cho chim nhớ giọng và lại chỗ các bác mỗi khi có đồ ăn cho đến khi chim lớn. Sau nếu là con chim thông minh nó sẽ biết khi nào nghe giọng mình là có đồ ăn dù nó đi chơi quanh đó cũng sẽ bay lại chỗ các bác. Nếu luyện tập, nuôi nấng cho chim 1 cách tình cảm chu đáo chim sẽ có tình cảm với các bác và nó sẽ đi theo khi không bị nhốt.

      Trên là kỹ thuật nuôi cưỡng non , các bác còn nhiều kinh nghiệm khác nhớ chia sẻ tới Fanpage Thích Nuôi Chim để anh em cùng học hỏi nhé.