Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Cách nuôi rẻ quạt non - Chim rẻ quạt

Vì di chuyển liên tục, khi đã đậu trên cành chúng vẫn cứ loay hoay, đuôi và cánh cứ xòe ra quạt vào thân giống hình chiếc quạt nên được gọi là chim Rẻ quạt. Nuôi rẻ quạt non cũng giống như nuôi những loài chim hót non khác, đầu tiên là chọn chim nuôi.
nuoi-re-quat-non
Nuôi rẻ quạt non

NUÔI RẺ QUẠT

Khi nuôi rẻ quạt non hãy chọn những chú chim khỏe mạnh nhất trong ổ hoặc nuôi hết cả ổ. Không nên chon những con yếu ớt để nuôi vì sẽ rất mất thời gian và chưa chắc bạn sẽ chăm sóc tốt như mẹ của nó được.

Chim rẻ quạt thường rất hiếu chiến và năng động vì vậy khi nuôi nhốt trong lồng sẽ khiến chúng mất đi bản năng và dễ chết. Khi nuôi chim rẻ quạt bạn nên chọn một chiếc lồng rộng để khi chúng lớn lên sống được thoải mái. Lồng nuôi cần được trùm cẩn thận, để nơi tránh gió, bởi chim non sức khỏe yếu lại thiếu hơi ấm từ chim mẹ nên rất dễ bị lạnh. Nếu vào mùa rét, bạn có thể bắt thêm đèn để sưởi ấm cho chim.

Nuôi rẻ quạt non có thể cho ăn các loại cám dành cho chim trộn với sâu khô hoặc mồi tươi và chút nước ấm cho chim ăn. Thường xuyên bổ sung protein từ mồi tươi cho chúng vì giai đoạn này chim cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Nhớ cho chim uống nước kẻo lại chết khát. Cần chia nhỏ mỗi bữa ăn của chim để chim được tiêu hóa tốt, không nên cho ăn quá no.

Khi chim cứng cáp bạn hãy cho ăn sâu trộn cám nhưng đổ ít nước hơn để cho chim tập mổ. Khi chim có dấu hiệu yếu ốm thì hãy cho chim ăn sâu tươi để nhanh khỏe, sau đó dần dần tách sâu ra và chỉ cho ăn cám.

Lưu ý: Thức ăn cho rẻ quạt non thường trộn với nước nên không để quá lâu vì rất dễ bị chua. Thức ăn sau khi cho chim ăn còn thừa phải dọn dẹp sạch, tránh để thức ăn lâu ngày trong lồng sẽ dễ sinh bệnh cho chim. Chim còn dễ mắc các bệnh ngoài da nên khi nuôi phải tắm nắng thường xuyên cho chúng.

Phân biệt Tiểu mi trống mái

Những người mới nuôi Tiểu mi thường chọn cặp Tiểu mi trống mái để nuôi. Để cho trống hót còn mái chép theo nhịp điệu rất hài hòa. Tuy nhiên 1 số người lại chơi mình chim trống, nuôi 2 con trống cũng hót rất căng. Để phân biệt tiểu mi trống mái, Thích Nuôi Chim xin chia sẻ một số kinh nghiệm sưu tầm sau.
tieu-mi-trong-mai
Tiểu mi trống mái

TIỂU MI TRỐNG MÁI

Bởi Tiểu mi có giọng giống như Họa mi nên ta có thể phân biệt Tiểu mi qua giọng chép (giọng con mái) giống như họa mi. Tuy nhiên cách này tương đối khó phân biệt, ta sẽ phân biệt qua dáng dóc:
  • Tiểu mi trống:
    • Mỏ phía trên hơi dài hơn phía dưới 1 chút
    • Cùng 1 cặp thì chân chim trống lớn hơn mái
    • Khác cặp nhiều khả năng chân chim mái lớn hơn chim trống.
    • Màu lông đa số đậm hơn chim mái
  • Tiểu mi mái:
    • Mỏ phía trên và dưới gần như bằng nhau
    • Đầu nhỏ hơn, mình thon hơn chim trống
    • Lông đuôi ngắn hơn so với tỷ lệ cơ thể
    • Lông đuôi mảnh, thưa hơn con trống
    • Lông thường nhạt hơn chim trống.
Tuy nhiên để phân biệt Tiểu mi trống mái theo màu lông cũng khá khó khăn. Bởi vì chim mỗi vùng có sắc tố khác nhau, có vùng chim màu đậm ngã xanh, có vùng lại nhạt và hơi ngã vàng,...Do có vóc dáng nhỏ nên phân biệt theo thân hình cũng không hề đơn giản.

Trên là một số cách phân biệt Tiểu mi trống mái mà Thích Nuôi Chim sưu tầm. Bạn còn có những cách nào khác nhớ chia sẻ tới Fanpage: THICH NUOI CHIM

Cách nuôi chào mào thay lông tốt nhất

Để có được chú chào có bộ lông đẹp thì chúng ta phải trải qua ít nhất là một mùa thay lông. Tuy nhiên cần có cách nuôi chào mào thay lông tốt nhất để có được bộ lông đẹp. Do đó việc chăm sóc chào mào thay lông là điều cần thiết phải biết. Chào mào thay lông thường cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi bộ lông. Chính vì thế thức ăn cho chào mào trong giai đoạn này rất quan trọng.
cach-nuoi-chao-mao-thay-long
Cách nuôi chào mào thay lông

1. Thức ăn cho chào mào thay lông

Thường có loại cám chào mào cho chim thay lông, bạn có thể tìm và cho ăn cám này. Cám này có tính mát có chứa nhiều trái cây và khoáng chất để bổ xung cho quá trình thay lông. Lưu ý là không cho chào mào ăn cám lên lửa. Cám này có hàm lượng đạm cao, nóng sẽ không tốt cho chim và sẽ gây hỏng lông của chúng.

Trong thời gian thay lông là thời kì mà chào mào rất yếu. Do tất cả dinh dưỡng của chúng phải tập chung để nuôi bộ lông. Bạn cần bổ xung mồi tươi có chứa đạm và canxi cho chào mào như: cào cào non, châu chấu, trứng kiến,...

Chào mào thay lông cần những thức ăn có tính mát. Bạn nên cho chào mào ăn những trái cây như: đu đủ, cam, cà chua,…Ngoài ra một số trái cây tạo sắc tố đỏ rất tốt cho bộ lông tách và hậu môn như: đu đủ, cà rốt,...

2. Chế độ chăm sóc

Để chào mào có một bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm táp trong giai đoạn này rất quan trọng. Cần có một chế độ nghỉ ngơi và tắm táp cho chim một cách hợp lý.

Trong nắng có chứa vitamin D rất tốt cho bộ lông của chim. Tầm 7h sáng mang chim ra tắm khoảng 30 phút là được. Tắm nước thì bạn vẫn cho chim tắm bình thường như cách chăm sóc chim thôi. Khoảng 12h trưa thì cho chim tắm nước và phơi nắng tầm 30 phút. Thời gian cho chim nghỉ ngơi cần có lịch trình đầy đủ và hợp lý. Thời điểm tốt nhất cho chim đi ngủ là 6h tối, không nên cho chim ngủ trễ quá.

3. Lưu ý khi nuôi chào mào thay lông

Khi chào mào thay lông bạn cần treo chim nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi. Không cho chào mào tiếp xúc với những con khác kẻo nó nghe con khác hót mà hót lại.

Trong thời gian thay lông thì không được đổi lồng, không cho chim di chuyển xa. Đối với chim bổi thì không sao nhưng chim thay lông 1, 2 mùa nó sẽ bị dừng quá trình thay lông. 

Nếu bạn có thời gian thì không nên dùng phương pháp ép chào mào thay lông. Nhiều người bịt kín lồng để chim thay lông nhanh hơn. Thực chất ta đang ép chúng thay lông nhanh, như vật sẽ khiến chim rất mệt mỏi.

Trên là lưu ý và cách nuôi chào mào thay lông, chúc các bạn thành công.

Cách phân biệt Thanh tước trống mái

Chim Thanh Tước dáng nhỏ, toàn thân phủ một bộ lông xanh đọt chuối và vàng lục tươi. Phần đầu thì có 4 màu khác nhau. Vùng cổ và ức có màu đen, hàm dưới và 2 bên mép có vệt dài màu xanh đen, 2 đầu cánh có 2 vệt lông xanh biếc. Trán có đốm lông vàng cam, vì có sắc lông xanh nên chim được gọi là Thanh Tước. Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt Thanh tước trống mái nhé !
thanh-tuoc-trong-mai
Thanh tước trống mái

THANH TƯỚC TRỐNG MÁI

Chim Thanh tước thường sống ở các khu rừng ở Bình Thuận, Lâm Đồng và rải rác ở các rừng chồi ở Bà Rịa, Biên Hòa,...Để phân biệt Thanh tước trống mái bạn cần chú ý:

Thanh tước trống:
-Có bộ lông màu xanh lá cây rất mượt mà
-Trên đỉnh đầu có chỏm lông màu cam
-Dưới ức có mảnh lông đen, ở trong có mảng lông màu xanh nước biển
    Thanh tước mái:
    -Có mảng lông màu đen trước ngực
    -Không có chỏm lông vàng trên đầu
    -Lông chim không được xanh mướt
    -Người nhỏ con hơn chim trống

      LƯU Ý:  Có một loại chim rất giống Thanh Tước nhưng nhỏ con hơn, chỏm lông trên đỉnh đầu màu vàng, và ở ức chim không có đám lông màu xanh, đó là chim Hoả Tiễn. Ngoài ra, còn một loại Thanh Tước nữa to con hơn gọi là Thanh Tước Trung Quốc. Loại chim này có màu xanh lá cây nhưng nhạt màu, đầu chim màu vàng pha xanh, ngực chim không có đám lông màu đen.

      Chia sẻ và góp ý tại Fanpage Thích Nuôi Chim: Facebook.com/dammenuoichim

      Cách thuần Hồng tước - Thichnuoichim.com

      Khi Hồng tước chịu hót nó cũng siêng hót như Thanh tước, khi hót chim há miệng chú không chép mỏ, phát âm từ trong họng ra. Chim Hồng tước thật thuần, kêu mới chịu hót. Vì vậy có nhiều người nuôi Hồng tước một thời gian sinh ra nản, vì thấy chim chỉ kêu chứ không hót. Hãy cùng Thichnuoichim.com tìm hiểu cách thuần hồng tước sau nhé !
      cach-thuan-hong-tuoc
      Cách thuần Hồng Tước

      CÁCH THUẦN HỒNG TƯỚC

      Chim Hồng tước có cuộc sống thích nghi trên tầng cao của rừng xanh, nên sống cách biệt với thế giới loài người, do đó chúng rất nhát. Nuôi Hồng tước ta phải phủ áo lồng cẩn thận, và để nơi thật im lặng trong thời gian đầu. Chừng nào thấy chim hơi dạn dĩ , mới dần hé áo lồng ra. Nhưng khi đã dạn người rôi, thì nó tở ra thuần hâu hơn các loài chim khác, còn hơn cả chim chích chòe.

      Trong đời sống tự nhiên chim Hồng tước ăn côn trùng sâu bọ. Chúng bay xớt mồi ngoài khoảng không như loài dơi. Lúc đói cũng mò mẫm ra ngoài bìa rừng, nhưng cũng sống trên nhưng cây thật cao.

      Trước khi thuần Hồng tước cần chuẩn bị lồng tầm trung, cỡ 54 nan là vừa, bỏ đầy đủ cóng vào. Bởi chúng có thân hình nhỏ như Thanh tước nên không cần chuẩn bị lồng qua to.

      Bước đầu thuần Hồng tước bổi ta tập cho chim ăn trứng kiến, cào cào. Vài ngày sau, ta tập chim ăn bột đậu phông trộn trứng bằng cách lấy một ít bột đậu phộng trộn với trứng kiến. Lúc nào thấy chim ăn được bột rồi ta cho chim một cóng bột riêng, và bớt phần trứng kiến ít lại. Chim Hồng Tước ăn trứng kiến thì rất mau sung, siêng hót hơn là cho ăn cào cào.

      Cứ như vậy 1 thời gian chim sẽ quen với vị cám và tự ăn. Nhưng trong giai đoạn này chim vẫn chưa dạn hẳn nên không được để chim bị giật mình. Treo chim cao hơn đầu người để ở nơi yên tĩnh, trùm áo lồng lại. Dần dần hạ thấp lồng treo xuống để chim quen dần với người đồng thời hé mở áo lồng cao dần.

      Khi chim đã dạn hơn, không tung lồng, không giật mình khi có người qua lại thì ta có thể đưa chim ra ngoài phơi nắng. Thời gian sau có thể tắm cho chim được. Lưu ý thời gian thuần hồng tước bổi rất lâu nên phải cẩn thận và để ý tránh để chim hoảng sợ.

      Chia sẻ và góp ý tại Fanpage Thích Nuôi Chim: TẠI ĐÂY

      Vành khuyên ăn quả gì ? Thức ăn cho vành khuyên

      Vành khuyên ăn quả gì ? Ngoài cám dành cho khuyên, thì trái cây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Nó bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho chim. Mà ngay cả ngoài tự nhiên chim cũng thường đi tìm để ăn. Sau đây là một số loại trái cây mà chim vành khuyên rất thích.
      vanh-khuyen-an-qua-gi
      Vành khuyên ăn quả gì

      TRÁI CÂY DÀNH CHO CHIM VÀNH KHUYÊN

      Các bạn có thể bổ sung những loại trái cây sau cho chim vành khuyên ăn:
      • Chuối Tây ( chuối sứ):Rất tốt cho chim, đi phân khô, không bị ỉa chảy.
      • Cam: Giúp cho chim giải nhiệt, nóng, đặc biệt để giải độc cám
      • Dưa leo: Giúp chim mát, lông mượt, ở trong nam rất nhiều người sử dụng cho chim vành khuyên
      • Cà chua: Được nhiều người dùng cho chim, giúp chim lên màu đẹp
      • Cà rốt: Giúp chim lên màu đẹp. Cho ăn tươi hoặc xay nhỏ, trộn vào cám đều được.
      Lưu ý về những loại thức ăn cho vành khuyên ở trên:
      • Chuối : Ko quá chín, vừa xanh vừa vàng là được
      • Dưa leo, cà rốt : cắt lát nhỏ, dày khoảng 1,5cm, gắn vào trong lồng cho chim ăn
      • Cam, cà chua: cắt khoảng 1/4 trái, dùng tăm gắn vào nang lồng cho chim ăn
      Trên là một số loại trái cây dành cho khuyên được những người đã và đang nuôi chim vành khuyên chia sẻ. Nhưng tùy vào thể trạng của mỗi chú chim và thời điểm khác nhau mà ta lựa chọn thức ăn phù hợp. Anh em có thêm ý kiến rất mong hãy góp ý trên Fanpage Thích Nuôi Chim: TẠI ĐÂY

      Cách nuôi chòe than non - Thích Nuôi Chim

      Cách nuôi chòe than non không quá khó chỉ cần bạn thật sự thích nuôi 1 chú chim từ nhỏ đến khi nó trưởng thành. Thật ra nuôi chim non cũng là một thú vui, bởi ta được chăm sóc và nhìn thấy nó lớn lến. Hãy cùng Thích Nuôi Chim tìm hiều cách chọn và nuôi chòe than non nhé !!!
      cach-nuoi-choe-than-non
      Cách nuôi chòe than non

      1. Lựa chim chích chòe than non

      Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

      Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp nên là bước quan trọng trong cách nuôi chòe than non. Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp.

      2. Chế độ dinh dưỡng cho chim non

      Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, có thể bỏ nước vào lọ thuốc nhỏ mắt đã súc sạch để cho chim non uống.

      Mỗi ngày bạn nên cho chòe than non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

      Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

      Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Đến tuần thứ tư chim có thể tự ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

      3. Chăm sóc

      Sau một thời gian nuôi chòe than non, chú chim đã có vóc giáng, lông lá tương đối đầy đủ, lông non đã cứng, biết tự ăn. Khi đấy ta có thể cho tắm nước được để bộ lông chim đẹp hơn và chim khỏe hơn.

      Khi chim đã rũ bỏ lông cũ để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai màu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

      Lưu ý khi dợt chim: 
      Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lỏm. Không nên treo gần chim già hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn.

      Trên là cách nuôi chòe than non đến giai đoạn trưởng thành, chúc các bác thành công.