Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Cách nuôi chòe than non - Thích Nuôi Chim

Cách nuôi chòe than non không quá khó chỉ cần bạn thật sự thích nuôi 1 chú chim từ nhỏ đến khi nó trưởng thành. Thật ra nuôi chim non cũng là một thú vui, bởi ta được chăm sóc và nhìn thấy nó lớn lến. Hãy cùng Thích Nuôi Chim tìm hiều cách chọn và nuôi chòe than non nhé !!!
cach-nuoi-choe-than-non
Cách nuôi chòe than non

1. Lựa chim chích chòe than non

Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp nên là bước quan trọng trong cách nuôi chòe than non. Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp.

2. Chế độ dinh dưỡng cho chim non

Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, có thể bỏ nước vào lọ thuốc nhỏ mắt đã súc sạch để cho chim non uống.

Mỗi ngày bạn nên cho chòe than non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Đến tuần thứ tư chim có thể tự ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

3. Chăm sóc

Sau một thời gian nuôi chòe than non, chú chim đã có vóc giáng, lông lá tương đối đầy đủ, lông non đã cứng, biết tự ăn. Khi đấy ta có thể cho tắm nước được để bộ lông chim đẹp hơn và chim khỏe hơn.

Khi chim đã rũ bỏ lông cũ để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai màu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

Lưu ý khi dợt chim: 
Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lỏm. Không nên treo gần chim già hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn.

Trên là cách nuôi chòe than non đến giai đoạn trưởng thành, chúc các bác thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét