Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Công thức cám hút mật

Công thức cám hút mật phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho chim. Giúp chim khỏe mạnh, chơi đều và siêng hót. Cùng Thích Nuôi Chim tham khảo công thức cám hút mật dưới đây nhé !
Công thức cám hút mật
Công thức cám hút mật

Công thức cám hút mật

Việc cho chim hút mật ăn mật trong lồng có thể là 1 giải pháp nhất thời nhưng không phải lâu dài. Nếu chỉ nuôi bằng mật ong, chim sẽ chết. Do vậy để nuôi được dòng chim này bạn cần cho chúng ăn cám với công thức cám hút mật bao gồm:
  • 2 bịch cám ba vì loại đặc biệt
  • 15 lòng đỏ trứng gà, có thể luộc chín hoặc để sống, tách lòng đỏ
  • 300 - 400g đậu xanh tróc vỏ, rang vàng hoặc hấp chín
  • 10 quả chuối tây hoặc chuối tiêu chín
  • 300g Tôm lột bỏ đầu, hấp chín
  • 1 củ cà rốt
  • 50 - 80g đường cát.
  • 5 - 10 quả ớt răm
  • 100ml mật ong
  • 4-5 vỏ trứng sấy khô. xay nhỏ
  • 100 gam đậu phộng, rang chín, bỏ vỏ
Tất cả nguyên liệu các bạn xay nhuyễn, trộn đều sau đó sấy cách thủy đến khi dùng tay bóp thấy cám không bị nát và dính vào tay thì cho từng phần vào rổ nhựa lỗ 3 mm chà sát. Cám sẽ lọt theo khe rổ xuống dưới. Bạn được hạt cám nhỏ đều khoảng 1-2mm. Sau đó mang lên sấy cách thủy tiếp, đến khi cám khô.

Khi cho ăn bạn có thể trộn thêm phấn hoa với tỉ lệ 10%. Chế độ ăn hàng ngày là cám này và chục giọt mật nhỏ vào 1 cóng riêng.
Nguồn chimyenphung.blogspot.com

Phân loại sâu đầu đỏ chuyền

Sâu đầu đỏ chuyền gồm hai loại là chuyền con và chuyền lỡ. Mỗi loại sẽ có sự khác nhau cơ bản về ngoại hình và một số yếu tố khác. Hãy cùng ThichNuoiChim.com tìm hiểu về sâu đầu đỏ chuyền nhé.
sau-dau-do-chuyen
Sâu đầu đỏ chuyền

Sâu đầu đỏ chuyền

Chim sâu đầu đỏ đã trở thành loài chim cảnh được nhiều dân chơi chim ưa chuộng. Với vóc dáng nhỏ bé và màu sắc không quá sặc sở nhưng giọng hót của sâu đầu đỏ khá vui tai. sâu đầu đỏ chuyền gồm:

1. Sâu đầu đỏ chuyền con

Sâu đầu đỏ chuyền con là chim con mới tập hót còn mép vàng và đi theo cha mẹ kiếm ăn. Loại này chưa biết đấu đá nên hơi khó bẫy vì vậy giá nó hơi cao xíu. Chuyền con thì sẽ mau dạn và mau hót. Nhưng phải cho nó đi dợt để nó học cách đấu và hót. Bởi vừa mới được ra môi trường tự nhiên nhưng chưa học hỏi được nhiều.

2. Sâu đầu đỏ chuyền lỡ

Sâu đầu đỏ chuyền lỡ là chim vừa rụng mép vàng cho đến khi thành bổi. Loại này thì biết đấu đá rồi. Còn đá rất sung nữa vì ngựa non háu đá,giá thì cao hơn con bổi xíu. Dạng này mau hót mau đấu hơn bổi và là sự lựa chọn của nhiều người để lên mồi.

XEM THÊM:

Công thức làm cám cho yến hót

Công thức làm cám cho yến hót bạn cần chuẩn bị:
  • 500 gram gạo xay thành bột gần mịn , đừng để hạt to.
  • 15 quả trứng gà công nghiệp, chọn loại này vì lòng đỏ to, được nhiều.
  • 2 cái mai mực loại dài tầm 12 đến 15 cm dày mình.
  • 3 thìa cà phê muối , 1 thìa mỳ chính hoặc đường
cong-thuc-lam-cam-cho-yen-hot
Công thức làm cám cho yến hót
Chế biến:
  1. Cho bột gạo vào tô
  2. Đập 15 lòng đỏ trứng và 2 lòng trắng trứng vào bát bột 
  3. Mai mực dã mịn ra sàng qua với rổ, lấy phần bột mịn bỏ phần mai cứng đi
  4. Trộn chung mai mực + muối đường vào bát bột gạo trộn trứng để tầm 5 đến 7 phút cho trứng và gia vị ngấm vào bột gạo.
  5. Bắc chảo lên bếp để lửa liu riu, đổ bát bột trứng vào chảo
  6. Đảo đều hỗn hợp 5 phút, 5 phút sau lại liu riu tiếp, lập đi lập lại như thế 2 lần rồi bỏ ra cho máy sinh tố xay tơi thành bột rồi liu riu lửa lần 3 là cám chín vàng
  7. Đổ cám ra mặt giấy hoặc bìa to để nguội rùi cho vào hộp kín
XEM THÊM:
Nguồn: chimcanhviet.vn

Cách chọn khướu hót hay và chọn khướu đá

Giọng hót của khướu có hai âm là âm Thổ và âm Kim. Nếu hót âm Thổ thì giọng trầm, còn âm Kim thì giọng nhỏ hơn nhưng vang xa. Việc chọn một chú khướu hót hay là điều anh em nào cũng mong muốn. Hãy cùng ThichNuoiChim.Com tìm hiểu cách chọn khướu hót hay nhé !

Cách chọn khướu hót hay

Theo ý thích chung của giới nghệ nhân nuôi khướu lâu năm thì đa số chấm con Thổ pha Kim, tức là giọng cao nhưng mà thanh tao. Khướu được đánh giá có giọng hót hay là chim siêng hót, hót được nhiều giọng chứ không phải chỉ hót đi hót lại có năm ba câu.
cach-chon-khuou-hot-hay
Chọn khướu
Để chọn khướu hót hay phục vụ mục đích giải trí giảm căng thẳng mệt mỏi sau những ngày làm việc bận rộn ta cần lựa những con:
  • Chim có dáng người thanh mãnh
  • Những sợi lông mỏng
  • Mỏ dài
  • Chân thon cùng với móng chân dài và lông ôm sát chân
  • Lông cánh bó sát thân sau sẽ tốt
  • Lông đuôi dài
  • Khi nghe chim khướu khác hót thì nó sẽ ít nhảy nhót và hót đáp trả cùng với đuôi vẫy nhẹ.
Với một số đặc điểm trên bạn có thể lựa được 1 chú khướu hót hay. Còn về phần chọn khướu đá, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:
  • Chim có dáng người to con
  • Chân trụ vững chắc
  • Ngón chân ngắn và móng chân vừa phải, có vảy nổi lên
  • Lông to bản và không ôm sát chân như khướu hót
  • Mỏ ngắn nhưng to và chắc
  • Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm, đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn
  • Lông đuôi ngắn
  • Lông ở hai má thường hay phồng và phình to
  • Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót thì nó không hót lại mà thường phát ra âm thanh nghe như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu đồng thời phồng má, chân nhảy liên hồi. 
Bạc má đá sẽ khác cách chọn khướu bạc má hót hay bởi chim đá cần có sức khỏe sự dẻo dai nên bề ngoài phải trông thật cơ lực, lì đòn. 

XEM THÊM:

Tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn giữa khướu hót và khướu đá vì chúng có hình dáng gần như giống nhau. Đôi lúc chim có hình dáng đấu sĩ lại thích hót hơn, có những chú thanh mảnh nhưng lại là một đấu sĩ, nên cũng tùy và tố chất từng con mà ta chọn lọc.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Chia sẻ kinh nghiệm cách nuôi vẹt non

Cách nuôi vẹt non không khó, nhưng nhiều bạn vẫn chưa thành công bởi đa phần lý do vì chưa làm đúng kĩ thuật cho ăn như: Pha chế bột, cách cho ăn, tính toán liều lượng thức ăn chưa đúng. Hôm nay ThichNuoiChim.Com xin chia sẻ tới các bạn một số lưu ý khi nuôi vẹt non.

Cách nuôi vẹt non

Trong bước chọn vẹt non, đối với những bạn chưa có kinh nghiệm hãy lưu ý:
  • Không nên mua những những chú vẹt non quá nhỏ
  • Chọn những em lông lá đã cứng cáp chập chững học bay và có thể bắt đầu tự ăn sẽ tốt hơn nhiều và giảm rủi ro
cach-nuoi-vet-non
Nuôi vẹt non
Các bạn biết rằng việc nuôi vẹt non chưa có lông lá gì với nuôi một chú đã có lông lá đầy đủ chuẩn bị học bay chẳng khác gì nhau. Bởi sự quý mến và khả năng thuần hóa gần gũi của vẹt đối với chủ nuôi sẽ không thay đổi, quan trọng là do cách thuần hóa của bạn.

Cách nuôi vẹt non của 1 số bạn chưa đúng cách nên vẹt dễ chết với lý do ở trên. Thường nếu không cho ăn đúng kỹ thuật chim sẽ chết ở tình trạng bầu diều cứng lớn không tiêu được.

Lưu ý khi pha bột dung dịch bột quá nóng hoặc quá lạnh như vậy có thể làm chết chất men tiêu hóa có trong diều chim. Khi các vi khuẩn tiêu hóa có lợi này bị chết đi thì chúng sẽ không giúp chim chuyển hóa được bột trở thành thức mà chim hấp thụ được. Hậu quả là thức ăn sẽ không được tiêu hóa, ùn ứ trong diều và sau một thời gian thì lên men chua, hôi và làm cho chim ngộ độc.
cach-nuoi-vet-non
Cách nuôi vẹt non
XEM THÊM:

Khi cho vẹt non cũng không để nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Bởi da ở bầu diều vẹt non rất mỏng manh ngay lập tức bị tác động bởi khí hậu bên ngoài khiến cho bầu diều chim non cũng sẽ bị quá nóng, quá lạnh theo. Nếu bị vậy nó sẽ tác động vào quá trình tiêu hóa thức ăn trong diều và có thể gây ra những phản ứng tiêu hóa không phù hợp.

Trên là một số lưu ý về cách nuôi vẹt non, chúc các bác thành công.