Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Thuốc Kháng sinh và Vaccin phòng trị bệnh cho chim Trĩ

Chim Trĩ là loài chim được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm. Với hai thị trường tiêu thụ song song khá hiệu quả đó là cung cấp thực phẩm và con giống cho thị trường chim cảnh. Nuôi chim Trĩ cũng không dễ dàng, bạn phải nắm được các loại Thuốc Kháng sinh và Vaccin phòng trị bệnh cho chim Trĩ để chim khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thuốc Kháng sinh và Vaccin phòng trị bệnh cho chim Trĩ

1. Phòng bệnh cho chim Trĩ
   - Đối với chim Trĩ mới nở: Sử dụng các loại kháng sinh phòng bệnh cho chim Trĩ đặc trị Ecoli hoà vào nước uống với liều lường bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì.
   - Chim Trĩ từ 5-7 ngày tuổi: Tiến hành nhỏ mắt, mũi bằng vaccin lasota. Mỗi con nhỏ từ 1 – 2 giọt ( nhỏ 2 lần , lần sau cách lần trước 15 ngày ).
   - Chim Trĩ được 2 tuần tuổi: dùng vaccin Gum cho uống.
   - Chim Trĩ được 3 tuần tuổi: Nhỏ mắt, mũi lần 2 bằng Vaccin lasota.
   - Chim Trĩ được 2,5 tháng: Bắt đầu tiêm chủng Newcastle và Vaccin tụ huyết trùng.
   - Sau đó tiêm định kỳ cho chim Trĩ sau 2,5 đến 3 tháng.

Thuốc Kháng sinh và Vacin phòng trị bệnh cho chim Trĩ

2. Trị bệnh cho chim Trĩ
   -Bệnh về đường hô hấp( hen phổi, nấm phổi ): Chim Trĩ có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật đồ nuôi dày, Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì. 
   -Bệnh đau mắt: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun , sán
   -Bệnh tiêu chảy, Ecoli: Chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo, vaccin trị bệnh cho chim Trĩ là Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống, liều lượng ghi trên bao bì.

Thuốc Kháng sinh và Vacin phòng trị bệnh cho chim Trĩ
Nguồn Internet

Cách làm cám cho chim Sâu xanh

Xin chào anh em có đam mê chơi chim Sâu xanh như tôi. Ở quê thì mấy ai biết chơi con này, lên thành phố học mấy năm mới biết trên đây dân chơi chim cũng chuộng loài Sâu xanh này phết. Một thời gian cũng ghiền nó lắm anh em à. Học được từ một số người bạn và cả trên mang nên hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho anh em Cách làm cám cho chim Sâu xanh.

Cách làm cám cho chim Sâu xanh

Cách làm cám cho chim Sâu xanh

1. Nguyên, vật liệu làm cám cho chim Sâu xanh
   -1 Kg đậu phộng
   -20 cái trứng gà
   -Nửa ký tôm
   -Sâu khô
   -Mâm, xoong, nồi, niêu,..."Các thứ" (hihi)

2. Chuẩn bị
   -Đậu phộng anh em rang chín lên, bóc vỏ sạch, xoay nhuyễn nhé. Nhớ đừng rang đậu phộng cháy quá nhé, như vậy không tốt cho chim.
   -Trứng thì lấy lòng đỏ không thôi nhé, lòng trắng đừng bỏ (Phí lắm, để chiên ăn cơm).
   -Tôm, anh em nen lựa tôm to, chắc thịt vào. Sau đó bóc vỏ và xay nhuyễn ra.

3. Chế biến
   Anh em trộn trứng và đậu phộng trước, sau đó bỏ tôm đã băm nhuyễn vào trộn thật đều. Sau đó bỏ vào mâm đem đi phơi khô. Khi cám khô anh em xay nhuyễn ra, nhớ lót ít báo để hút bớt dầu đi.
   Khi xong xuôi hết rồi anh em hãy trộn Sâu khô vào, với tỉ lệ 1:1 tức 1 kg cám thì trộn vào 1 lon sâu khô. Sâu khô giúp chim Sâu xanh giữ lửa và sung sức.
   Anh em kiếm lấy cái hủ và đổ cám vào, để dành cho chim ăn dần. Nhớ để nơi thoáng mát, không bỏ vào tủ lạnh nhé.

Chúc anh em thành công với Cách làm cám cho chim sâu xanh này.
Nguồn Sưu Tầm

Các loại thức ăn dành cho chim Óc mít

Các loại thức ăn dành cho chim Óc mít rất đa dạng, ở ngoài thiên nhiên chúng  ăn các trái nhỏ ngọt như trứng cá, tầm gửi, sâu,… Chim Óc mít khi bắt về ngoài các thức ăn trên ta còn cho chim ăn chuối, lăng quăng, trứng kiến, cào cào. Để chim ăn các loại thức ăn đó chúng ta cần phải tập cho chim ăn. Những con ngoan ngoãn thì dễ bảo, mấy chú Óc mít cứng đầu thì khi tập cho chúng ăn lại rất khổ.

Các loại thức ăn dành cho chim Óc mít

1. Chuối
Chuối rất tốt cho sức khỏe chim và được xem như là thức ăn chính của Óc mít. Chuối thường được dùng để tập cho chim bổi ăn khi mới bắt về. Nên cho chim ăn chuối chín vừa, bởi chuối chín quá sẽ không tốt cho sức khỏe của Óc mít.

Các loại thức ăn dành cho chim Óc mít
2. Trứng kiến
Trứng kiến giúp cho chim có bộ lông bóng mượt, giúp cho chim chuyền ra lông đỏ nhanh hơn và có được sức khỏe tốt. Lựa trứng còn trắng, không bị thối rồi nhét vào bề mặt chuối để chim ăn. Lưu ý với chim chưa trổ đỏ 100% thì cho ăn cả ngày, chim đã đủ đỏ (thuộc, mồi) thì 2 ngày một lần.

Trứng kiến cho Óc mít
3. Lăng quăng
Lăng quăng được xem như thuốc kích thích giúp chim hót nhiều nhưng cũng có mặt hại của nó.
    -Ưu điểm : Chim Ốc mít chuyền, tơ (chưa đỏ 100%). Thì việc ăn lăng quăng, trứng kiến sẽ giúp chim trổ đỏ rất nhanh. Khoảng 6 tháng là đỏ hết đối với con có 1 chấm đỏ để biết trống. Lăng quăng giúp kích chim chơi rất sung, nếu bổi chơi tốt ngoài rừng bắt về, vào được lăng quăng sớm thì khoảng 2 tuần chim sẽ bắt đầu líu và cứa. Con dữ thì sẽ nghe chẹt chẹt rất mạnh.
    -Nhược điểm : Để có lăng quăng cho chim ăn, buộc anh em phải nuôi lăng quăng, và các vấn đề về muỗi, cùng các bệnh kèm theo.Khi chim đã ăn quen lăng quăng nếu không có lăng quăng thì nó sẽ tuột lửa trầm trọng, có con sẽ xù.
Các loại thức ăn dành cho chim Óc mít
4. Mối, cào cào
   -Đối với mối: Bạn làm sạch, bỏ đất và vụn cây ra rồi bỏ vào cóng đựng trứng kiến cho chim ăn. Thứ thức ăn này thì thường không có thường xuyên, nên lúc nào có thì ngày nào cũng cho ăn, đến hết tổ thì thôi, bổi, thuộc, và mồi cho ăn đều tốt.
   -Cào cào: Bạn bắt cào cào non bẻ hết chân vào cóng đựng trứng kiến cho chim ăn. 


Nguồn Internet

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Kỹ thuật chọn Yến Hót

Tổ tiên của các loại chim yến hót mà ta nuôi hiện nay là giống yến rừng ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tậy Dương . Nó có tên khoa học là SerinusCanarius. Bước đầu , người Pháp đặt tên cho chúng là Canari. Hiện nay ở Việt Nam cũng có một số giống chim Yến Hót khác nhau, để chon Yến Hót bạn cần chú ý những kỹ thuật sau.

Kỹ thuật chọn Yến Hót

1. Màu sắc chim Yến Hót
   -Thích thuần màu hay thích chim vân là tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng không nên chọn chim lem (Chim vân thì không bàn). 
   -Phải chú ý chim thuần màu thì phần lông cứng (cánh, đuôi) không nên mua chim có sợi màu trắng.
   -Ngoài ra, tỷ lệ chim con lem của những con bạch, hoàng, hồng thuần màu nhưng chân, mỏ bị đen khá cao thế nên phải xem xét trước khi mua.

Kỹ thuật chọn Yến Hót
2. Quan sát cử động của Yến 
Chim yến khỏe là con chim khi ở trong lồng thường nhảy nhót, không ủ rũ, cử động linh hoạt, thần thái tự nhiên.
3. Tuổi chim 
Chim già, chim non cách phân biệt đầu tiên là xem da chân: da chân sần sùi, không có độ bóng là chim già, độ sần sùi càng cao thì tuổi đời của con chim càng cao. Da chân chim mịn màng, hồng hào, bóng là chim non. Nên tránh mua chim già.

Kỹ thuật chọn Yến Hót
4. Xem mắt của chim
Đối với chim khỏe mạnh thì hai mắt luôn mở to, nhìn vào thấy linh hoạt có thần, nhìn thấy tay người để sát lồng liền bay đi chỗ khác. Nếu chim phản ứng chậm hoặc không nhìn thấy thường là do bị cận thị hoặc mắt bị đục.

5. Nghe tiếng Yến hót
Khi chọn mua chim đực, nên nhẫn nại ngồi quan sát một lúc nghe xem giọng hót của nó ra sao, hơi có dài không, hót được mấy giọng, giọng có to hay không, giọng có vang hay không,...

Kỹ thuật chọn Yến Hót
6. Xem lông chim
Lông Yến Hót ôm sát người đồng thời có độ bóng là chim khỏe mạnh. Một số con chim bị gãy lông có thể bắt về nhổ đi, khoảng 1 tháng sau sẽ mọc lại đầy đủ. Con chim nào lông xù xù không bó thường là chim già hoặc chim bệnh thì đừng chọn nhé.

Nguồn Internet

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Kỹ thuật nuôi Khướu căng lửa

Nhiều người áp dụng Kỹ thuật nuôi khướu căng lửa bằng cách treo gần đó một con chim Khướu mái, không cho gặp mặt nhau, cách khá xa nhau để khi chim Khướu mái rò thì chim Khướu trống có thể nghe, nếu treo chim Khướu mái ngoài vườn còn chim trống ở trước sân gần nhà, nơi có nhiều người qua lại thì càng tốt. 


Kỹ thuật nuôi Khướu căng lửa

Tiếng rò của chim Khướu mái chỉ nghe thoang thoảng, khi đó mới làm cho chim
Khướu trống căng lửa nó sẽ hót nhiều hơn để chinh phục chim Khướu mái này. Khoảng 1 tuần thì đưa lồng lại gần nhau cho chim Khướu kè lông, khoảng 3 - 5 phút thì tách chúng ra, treo mỗi lồng chim một nơi. Làm như vậy chim Khướu rất mau sung và căng lửa.


Kỹ thuật nuôi Khướu căng lửa

Một số người thỉnh thoảng lại mang chim Khướu đi dợt, đến những điểm tụ tập để cho chim Khướu hót. Chỉ cho chim Khướu dợt giọng với những con chim non kinh nghiệm, nên mượn của người quen một con chim Khướu có thể hẹn họ 1 tuần 2 lần mang đến khi sáng sớm, treo 2 lồng xa nhau để nghe hót, đồng thời giúp chim học tập giọng của nhau. Thỉnh thoảng nghe chim Khướu mái rò nữa thì hai chim Khươu đá càng nổi máu hơn.



Kỹ thuật nuôi Khướu căng lửa
Những lưu ý khi nuôi Khướu căng lửa
    -Cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, hằng ngày không thể thiếu cào cào, sâu tươi. Có giờ tắm, giờ phơi nắng, giờ ngủ cụ thể,...
    -Cho Khướu mái thúc: Chim Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa, chúng rất khát mái  Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên, và khi hăng thì nó hót liên hồi, gần như không ngừng nghỉ.
    -Cách ba bốn ngày một lần, và mỗi lần chừng mười lăm phút, ta treo lồng chim Khướu mái gần mà khuất chim Khướu trống để chúng có dịp tâm sự với nhau trong khoảnh khắc, rồi đem chim Khướu mái đến một nơi khác thật xa để chúng không còn nghe tiếng của nhau nữa.

Nguồn Sưu Tầm

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Những giống chim vàng anh được ưa chuộng tại Việt Nam

Các loài vành anh ưa thích môi trường sống là rừng thưa nhưng luôn sống tại các tầng cao, vì thế mặc dù có bộ lông sặc sỡ nhưng ít khi người ta nhìn thấy chúng. Dưới đây là Những giống chim vàng anh được ưa chuộng tại Việt Nam.

Những giống chim vàng anh được ưa chuộng tại Việt Nam

1. Vàng anh mỏ mảnh
   -Vàng Anh Mỏ Mảnh được tìm thấy tại Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, và Việt Nam. 
   -Môi trường sống tự nhiên của chúng là cận nhiệt đới hay rừng nhiệt đới vùng đất thấp


Vàng anh mỏ mảnh
2. Vàng anh đỏ
   -Môi trường sống của chúng là các khu rừng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. 
   -Thức ăn ưa thích của vàng anh đỏ là sâu bọ, trái cây và mật ong. 
   -Giọng vàng anh đỏ hót rất hay. Chúng có đôi chân rất khỏe có thể mang được một vật nặng gấp đôi cơ thể của mình. Đặc điểm chim vành anh đỏ là rất lười, chúng giao phần nuôi con cho chim trống.
   -Vàng anh đỏ được tìm thấy ở:Bangladesh, Bhutan, Pakistan, Myanma, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.


Vàng anh đỏ
3. Vàng anh gáy đen
   -Loài này rất dễ phân biệt bởi sọc đen quanh mắt và kéo dài ra sau gáy, đường sọc có thể thay đổi chiều rộng. 
   -Chim mái và chim trống rất giống nhau nhưng nếu quan sát kĩ thì chim mái có màu xanh ô liu nhiều hơn. Loài chim này thường sống ở quần đảo Andaman và Nicobar. Giống như những loại vàng anh khác, chúng ăn côn trùng và trái cây. Chúng thường xây tổ có hình dáng như một chiếc tách tại ngã ba của cành cây.


Vàng anh gáy đen
4. Vàng anh đầu đen
Đặc điểm của chim vàng anh này là đầu đen, mỏ đỏ, mắt đỏ, chân nâu, toàn thân phủ màu vàng chanh, đuôi và vai cánh điểm màu đen trắng. Loài chim này sống trong những khu rừng thưa và rừng trống, làm tổ trên cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng và trái cây, đặc biệt là quả sung, chúng thường dành gần hết thời gian ở trên những cây sung.


Vàng anh đầu đen


Nguồn Internet

Chọn lồng nuôi Họa mi đạt chuẩn

Trong tự nhiên Họa Mi là chim rừng sống rất nhiều ở Trung Quốc, ở VIệt Nam chúng sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu,...Chim họa mi có giọng hót rất hay nên phải Chọn lồng Họa mi sao cho thật chuẩn để xứng với giọng hót trời phú của chúng.

Chọn lồng nuôi Họa mi đạt chuẩn

Chọn lồng nuôi Họa mi đạt chuẩn
1. Lồng chiến
Đây là lồng nuôi Họa mi đực để chọi nhau được làm bằng tre ,trúc, cũng có nhiều kích cỡ, nhưng chủ yếu có đường kính đáy lồng khoảng 40cm, chiều cao tính cả chân lồng khoảng 60cm.

Lồng chiến nuôi họa mi
2. Lồng phóng
Lồng phóng dùng để chim Họa mi bay nhạy, rèn sức khỏe. Nên chọn lồng có kích thước lớn, thường được làm bằng tre, trúc, có đường kính từ 50cm đến 65cm cao từ 1,2 mét đến 1,5 mét.

3.Cần đậu
Nên chọn cần đậu chắc, lựa những cây đẹp và phải vừa với nắm chân của Họa mi để chúng đỗ dễ dàng.

4.Cóng
Trước đây cóng thường được làm bằng sứ và được trang trí hết sức cầu kỳ, các họa tiết nhỏ li ti đều được vẽ bằng tay, hình dáng cũng rất đa dạng. Bây giờ người ta “cải lùi” làm nó bằng nhựa, thủy tinh tuy xấu nhưng rất rẻ. Nhưng bạn nên chon cóng sứ, tuy hơi đắt một tí nhưng "dân chơi sợ gì mưa rơi".

Chim họa mi

Một số chú ý khi treo lồng Họa mi
    – Không nên treo lồng nơi cố định: ta nên hoán chuyển chỗ treo lồng, như vậy chim sẽ mau dạn….
    – Thường xuyên làm vệ sinh lồng nuôi luôn sạch sẽ.    – Lồng chim nhất định phải có áo lồng.
    – Không nên treo lồng nơi lò sưởi hay bếp: họa mi đặc biệt rất dị ứng với hơi nóng lò sưởi và khói bếp.

Nguồn Internet

Kỹ thuật nuôi chim Sơn ca hót hay

Để có được một chú Sơn ca thật "bá" bạn cần chú ý Kỹ thuật nuôi chim Sơn ca sau đây.

Kỹ thuật nuôi chim Sơn ca hót hay

Kỹ thuật nuôi chim Sơn ca hót hay

1.Chọn giống chim Sơn ca
    -Chọn chim sơn ca đẹp và hay thì trên người phải có đốm nổi bật. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên.Hai cánh trường bắt chéo trên lưng không nằm hai bên, giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. 
    -Để chọn Sơn ca trống mái: Bạn có thể phân biệt bằng cách những chú chim trống có phần đầu, ngực, vai to hơn những chú chim mái. Phần lườn của chim trống có lông nhiều hơn chim mái, lúc đi lại hay di chuyển đầu chim trống hay thò lên thụt xuống, phần ngực chim trống thường chẻ đôi.

2. Thức ăn cho chim Sơn ca
    -Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non,... Khi tập chim ăn cám thì trộn trứng với cám gà, cám cò, để chim làm quen với việc ăn cám thì bạn nên trộn thêm một ít kiến cánh. Dần về sau thì bạn giảm lượng kiến đi.
    -Việc cho ăn sâu tươi, dế quá nhiều và cám mất chất có thể sẽ không có lợi cho chim Sơn ca, thậm trí có thể gây tác hại, chim dễ chết. Cám nên có thành phần chất xơ nhiều, giúp chim tiêu hóa tốt. Cám cò, cám gà chim ăn tốt, tuy nhiên cám không có chất khử mùi phân nên phân chim sẽ có mùi giống phân gà, vịt.

Thức ăn cho chim Sơn ca

3. Cách tắm cho chim Sơn ca
Chim Sơn ca tắm bằng cát cho nên chúng ta cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn và cần thay thường xuyên để chim không bị rận.

4. Lồng nuôi chim Sơn ca
    -Lồng nuôi Sơn ca phải có đáy cao, đáy chắc chắn để đựng cát,nấm để chim đứng. Cũng phải chọn nấm có mấy nấc để tập cho Sơn Ca đứng lên. Chim Sơn ca mới mua về các bạn cho vào lồng thấp khoảng 70cm có nấm thấp. 

Lồng nuôi chim Sơn ca

5. Phòng trị bệnh cho chim Sơn ca
    -Bạn cần bổ sung thêm chất cho chim như vitamin A có trong dầu cá. Vì Sơn ca hay bị kén mép sưng, nên đề phòng trước thì tốt hơn.
    -Nhớ vệ sinh lồng, cóng chim thường xuyên để tránh việc cám bị mốc, lồng dơ gây ra bệnh tiêu chảy cho chim.

    -Phải trải qua 1 kỳ thay lông, đến vài tháng chim mới bắt đầu hót. Do đó, để có thể chọn được một chú chim Sơn ca hót hay thì bạn nên mua 5-10 chú chim non về nuôi và huấn luyện cùng một lúc từ đó có được sự chọn lựa được chú chim nào hot hay nhất. Thông thường người ta nuôi chim sơn ca Huế thì việc chọn lựa có tỉ lệ thành công cao hơn.
    -Trong thiên nhiên chim sơn ca thường hót vào chiều mát 4-5 giờ, chim thuờng bay vút lên cao rồi giăng cánh ra vừa hót vừa rơi xuống và lại tiếp tục bay lên. Nếu muốn nuôi sơn ca thì phải kiên nhẫn.

Nguồn Internet

Kỹ thuật chăm sóc chim Hồng Tước

Hồng Tước thích sống trong rừng rậm, nơi có nhiều cây cao bóng cả. Mùa hè là mùa sinh sản của Hồng Tước, chúng chỉ làm ổ ở chót vót tận ngoài các cành cây nên bắt được chim con là một điều vô cùng khó khăn. Hồng Tước có cuộc sống thích nghi trên tầng cao của rừng nên sống cách biệt với loài người, do đó chúng rất nhát vì vậy Kỹ thuật chăm sóc chim hồng tước cũng rất tỉ mỉ.

Kỹ thuật chăm sóc chim Hồng Tước

Hồng Tước bổi ta phải phủ áo lồng cẩn thận và để nơi thật im lặng trong thời gian đầu. Chừng nào thấy chim hơi dạn thì mới dần hé áo lồng ra. 
Khi chim thật thuần nó mới chịu hót. Vì vậy, có nhiều người nuôi Hồng Tước một thời gian sinh ra nản chí vì thấy chim chỉ có kêu chứ không hót. 

Kỹ thuật chăm sóc chim Hồng Tước
-Thức ăn cho chim hồng tướcTrong đời sống tự nhiên, Hồng Tước ăn côn trùng, sâu bọ. Lúc đói cũng mò mẫm ra ngoài bìa rừng nhưng cũng sống trên những cây thật cao.
Bước đầu nuôi chim bổi ta tập cho chim ăn trứng kiến, cào cào. Vài ngày sau, ta tập chim ăn dần bột đậu phộng trộn với trứng kiến. Lúc nào thấy chim ăn được bột rồi ta cho chim một cóng bột riêng và bớt phần trứng kiến lại.

Kỹ thuật chăm sóc chim Hồng Tước

-Lồng chim hồng tước
Hồng Tước thân hình nhỏ nên ta chỉ cần nhốt trong lồng trung, cỡ 54 nan là vừa. Bạn nên chọn một lồng thật đẹp vì hồng tước đẹp dáng và hót hay nên một cái lồng đẹp rất hợp với nó.

Lồng chim hồng tước
Chúc các bác sẽ có một chú hồng tước thật tuyệt qua Kỹ thuật chăm sóc chim Hồng Tước này.

Nguồn Sưu Tầm

Làm sao để Sáo nói được tiếng người ?

Để nuôi được một chú chim Sáo khỏe mạnh, đẹp lại nói được tiếng người thì thật không đơn giản. Hôm nay mình sẽ bật mí một số lưu ý giúp bạn có thể rèn Sáo nói được tiếng người.

Làm sao để Sáo nói được tiếng người ?

Làm sao để Sáo nói được tiếng người ?
1. Chọn sáo để nuôi dạy
    -Nên chọn loại chim sáo có mỏ màu trắng, không chọn chim mỏ vàng
    -Loại mỏ màu vàng nhìn rất đẹp, to con, bắt mắt nhưng chậm nói. Chim Sáo mỏ trắng nhỏ con nhưng rất mau nói.
    -Trong một lồng chim thì nên chọn con nào to, chân to, cao, mượt mà. Còn nếu bắt được tổ thì nên chọn con thứ hai .


Làm sao để Sáo nói được tiếng người ?
2. Nuôi dưỡng
Khi sáo đã biết tự mổ thức ăn để sáo mau nói phải cách ly người, trùm áo lồng thật kín. Tốt nhất là để nơi ít người qua lại và thật yên tĩnh.



Làm sao để Sáo nói được tiếng người ?
3. Dạy chim sáo nói
    -Khi lại gần lồng chim bạn hãy rón rén, nhẹ chân và hét thật to câu mình dạy nó nói. Hiệu quả nhất là vào chiều tối lúc sáo ngủ gà, lúc sáo đang ngủ và lúc đưa món mồi khoái khẩu nhử cậu ta. Ví dụ sáo rất tích ăn cào cào, bạn dứ dứ và liên tục nói rõ ràng, rành rọt như dạy em bé nói, hiệu quả sẽ rất nhanh.
    -Khi sáo đã nói sõi bạn để lồng ở góc cửa ra vào có người lạ nó sẽ nói ngay câu bạn dạy, giống này nó giữ nhà tốt lắm.
    -Những trường hợp nhà ở độc lập, ít người qua lại hoặc bạn nhốt kín trong nhà, không phải là nuôi trong phòng khách hoặc cho nó nhìn thấy người đi lại ngoài phố, khi thả ra khỏi lồng, đang chơi tha thẩn trong nhà thấy người lạ là nó xông đến mổ túi bụi đấy. Nguy hiểm nhất là khi các em bé lạ đến chơi mà nó xổng lồng là nó mổ ngay, rất nguy hiểm.

Chúc các bạn sẽ tập nói được cho chú sáo của mình.
Nguồn Sưu Tầm


Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Bạn đã được nghe Vẹt hót bao giờ chưa ?

Bạn đã được nghe Vẹt hót bao giờ chưa ?