Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Cách nuôi vàng anh hót hay nhanh chóng

Thời gian đầu tiên khi mua chim Vàng anh về bạn không nên cho chúng tiếp xúc quá nhiều với người lạ như vậy sẽ khiến chúng sợ. Hãy để chim quen dần dần rồi mới đưa chim ra ngoài. 

Cách nuôi vàng anh hót hay nhanh chóng

Thức ăn của chim Vàng anh là sâu bọ, hoa quả thậm chí cả mật ong. Bạn nên cho ăn theo bữa, thức ăn phải chọn lọc thật tốt mới cho ăn nhé.
Chim vàng anh
Chim vàng anh
Ai chơi chim Vàng anh cũng biết chúng  có tới tận 16 giọng và 2 giọng hót ru khi chúng nuôi con. chim Vàng anh là loài biết hót rất giỏi, mỏ và chân khá khỏe.

Chim vàng anh
Chim vàng anh
Cách nuôi vàng anh hót hay, bạn có thể cho chúng nghe tiếng con khác qua đĩa, điện thoại. Đồng thời cho chúng giao  lưu với những chú chim khác để chúng học hỏi và dạn hơn. Nhưng nhớ phải có chế độ luyện tập đều đặn. Vệ sinh và chế độ dinh dưỡng tốt, như vậy bạn sẽ sớm có một chú vàng anh hót hay.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản

Nuôi chim cu gáy sinh sản phải đáp ứng được môi trường sống tự nhiên của chúng. Từ nguồn giống, chuồng trại đến cách chăm sóc, ghép đôi cần thực hiện chuẩn xác và tỉ mỉ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản.

 Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản

Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản
Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản

Chọn giống cu gáy sinh sản

Đầu tiên là lựa chọn con giống. Hiện nay các loại giọng thổ sấm, thổ bầu, thổ đồng, kim cầu được nhiều người lựa chọn. Giống phải khỏe mạnh, không dị tật bẩm sinh. Chọn những con hay làm giống thì giá thành sẽ khá cao.
Tiêu chuẩn hãy lựa chim bố mẹ có lông sáng, giọng hay, dáng to khỏe, lông mượt và không bị rụng lông quá nhiều.

Chọn lồng nuôi chim cu gáy sinh sản

Lồng nuôi chim cu gáy nên làm bằng thép, lưới thép sẽ ngăn sự tấn công chim từ các loài động vật bên ngoài. Gía cả làm lồng bằng lưới thép rẻ, dễ làm. Trong lồng bố trí sẵn cóng ăn, cóng đựng nước cho chim.
Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản
Kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản
Lồng nuôi để ở nơi có ánh sáng tốt, thường xuyên cho chim sưởi ấm vào sáng sớm. Áng nắng vào sáng sớm rất tốt cho sức khỏe của chim. Chuẩn bị sẵn dụng cụ che đậy để mỗi khi mưa xuống chim sẽ không bị nhiễm lạnh.
Đặt ổ đẻ vào góc lồng, đường kính khoảng 10 đến 15 cm. Bỏ sẵn rơm rạ hay cây khô vào ổ. Hãy thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng chim và ổ đẻ.

Ghép đôi cho chim cu gáy

Khi mới đem giống về hãy nhốt hay con ở hai lồng khác nhau để chúng làm quen. Tránh cho 2 con vào luôn bởi khi lạ có khả năng chúng sẽ đánh nhau.
nuôi cu gáy sinh sản
nuôi cu gáy sinh sản
Bạn để ý khi chim trống và mái đã đến gần nhau và hay ve vãn thì nhốt chung vào. Nếu bỏ chung mà chúng vẫn đánh nhau thì hãy tiếp tục nhốt riêng ra vài ba ngày để xem tình hình.

Chim cu gáy sinh sản

Thông thường từ 5 tới 7 ngày sau khi giao phối chim cu mẹ sẽ đẻ quả trứng đầu tiên và quả trứng thứ hai sẽ được đẻ vào ngày hôm sau hoặc hai ngày sau. Chim đực và chim mái thay nhau ấp trứng nhưng cũng có những đôi chỉ chim mái ấp. 
Khoảng 4 tới 5 ngày mà chim bỏ ấp thì chúng ta có thể kiểm tra xem lồng chim có bị con vật gì quấy rầy không, trứng chim có trống không. Nếu trứng hư thì bỏ đi để chúng đẻ lứa mới. 
Sau khoảng 15 ngày thì trứng sẽ nở.  Chim non nở ra thường thì sẽ là một đực và một mái chim đực sẽ lớn hơn và màu sắc sẽ đậm hơn.

Chăm sóc chim cu gáy trong quá trình sinh sản

Thường xuyên bổ sung thức ăn chứa khoáng cho chim cu. Nên bỏ thêm ít sỏi nhỏ vào cóng chim. Bởi trong quá trình sinh sản chim sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Để ý thường xuyên vì chim có khả năng mắc những căn bênh như chướng diều hay ỉa chảy 

Trên là cach nuoi cu gay sinh san do tôi tìm hiểu và tham khảo, chúc các bác thành công.

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Cách nuôi bồ câu gà nhanh đẻ đạt năng suất cao

Cách nuôi bồ câu gà đã được Thichnuoichim.com chia sẻ vào kỳ trước. Hôm nay em cùng các anh chị sẽ tìm hiểu về cách nuôi bồ câu nhanh đẻ.

Với nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng cao. Bởi giá trị dinh dưỡng từ thịt bồ câu gà mang lại rất lớn. Việc xây chuồng trại thì anh chị sẽ làm đúng theo một số tiêu chuẩn cố định. Về phần chăm sóc và phòng dịch bệnh, anh chị phải chú ý để đạt được năng xuất cao từ việc nuôi bồ câu.

Cách nuôi bồ câu gà nhanh đẻ năng suất cao

Cách nuôi bồ câu gà nhanh đẻ năng suất cao
Cách nuôi bồ câu gà nhanh đẻ năng suất cao
Nuôi chim bồ câu gà sinh sản trước tiên anh chị phải chuẩn bị 2 ổ đẻ trong cùng 1 chuồng. Bởi bồ câu gà sẽ chăm con non vừa sinh lứa tiếp theo. Lót rơm rạ vào ổ hoặc vải cũng được, nhưng tốt nhất là cây cỏ từ thiên nhiên. Về con giống nên thay 3 năm một lần, bởi chim già đi thì năng suất sẽ kém lại. 

Khi chim bồ câu sinh sản, nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe sẽ cao hơn bình thường. Một chú cho ăn khoảng 0,1 đến 0,15 gam thức ăn công nghiệp của gà, vịt và trộn thêm gạo lức. Nên cho chim ăn 2 lần trên ngày. Bổ sung các khoáng chất, canxi vào khẩu phần ăn cho chim để tăng cường sức khỏe.

Khi bạn thấy chim có dấu hiệu mệt mỏi, lù đù cần theo dõi kỹ và nhờ sự giúp đỡ của thú y hay các cơ sở hỗ trợ khác. Cần cách ly chim bệnh để không lây qua các con khác. 

Những loại bệnh mà bồ câu gà mắc phải: trứng vỏ mềm, cầu trùng, đậu mùa, bệnh virus đường hô hấp. Vệ sinh chuồng trại và kiểm tra sức khỏe chim thường xuyên để trách những căn bệnh đáng tiếc.

Để nuôi bồ câu nhanh đẻ anh chị phải đảm bảo những yếu tố trên. Đặc biệt là sức khỏe, chúc anh chị thành công.
Nguồn Internet

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Cách nuôi bồ câu gà mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Cách nuôi bồ câu gà mang lại lợi nhuận kinh tế cao không phải ai cũng biết. Với sức tiêu thụ của người tiêu dùng ngày càng cao. Nuôi bồ câu gà đã trở thành một hình thức chăn nuôi ổn định.

Cách nuôi bồ câu gà mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Với giá trị dinh dưỡng cao, thịt bồ câu gà được nhiều người lựa chọn làm thực phẩm tẩm bổ. Để nuôi bồ câu gà cho năng suất và lợi nhuận cao bạn phải chú ý Cách nuôi bồ câu gà sau.

Cách nuôi bồ câu gà mang lại lợi nhuận kinh tế cao
Thêm chú thích

1. Chọn giống bồ câu gà

Con giống phải khỏe mạnh, không mang mầm móng bệnh tật. Lông mượt mà, không có dị tật bẩm sinh. Nên chọn giống từ 4 đến 6 tháng tuổi. 
Một cặp chim bồ câu có thể sinh sản từ 8-9 lứa trên một năm với điều kiện tốt.

2. Làm chuồng nuôi bồ câu gà

Ánh là điều quan trọng đầu tiên khi làm chuồng nuôi bồ câu. Phải chọn nơi có nhiều ánh sáng, khô ráo, tránh sự xâm phạm của chuột, rắn. Làm chuồng nuôi cao, tránh gió độc, mưa tạt.

Có thể dùng lưới sắt để làm chuồng nuôi. Tận dụng các vỏ chai nhựa để làm máng cám và máng nước. Chiều cao của máng cám rộng khoảng 6-7 centimet và dài 15-17 centimet.

Cách nuôi bồ câu gà mang lại lợi nhuận kinh tế cao
Cách nuôi bồ câu gà mang lại lợi nhuận kinh tế cao
Một năm chim bồ câu gà đẻ từ 8 đến 9 lứa nên phải chuẩn bị ổ đẻ thật tốt. Ổ đẻ dài 7 đến 8 centimet đường kính nằm khoảng 23 centimet. Phải bỏ thêm rơm rạ vào ổ và thường xuyên vệ sinh ổ đẻ. Hãy chuẩn bị 2 ổ đẻ, vì bồ câu sẽ vừa nuôi con vừa đẻ lứa tiếp theo.

3. Thức ăn và cách chăm sóc bồ câu gà

Bồ câu gà ăn các loại đậu, gạo, ngô, cám,...Thường xuyên bổ sung khoáng chất cho chim ăn: premix, sỏi, muối với công thức chuẩn được quy định. Bạn nên cho bồ câu ăn 2 lần một ngày vào tầm 6 giờ sáng và 3 giờ chiều. 

Thường xuyên dọn dẹp chuồng bồ câu, có thể dùng nước xịt nhưng tránh làm chim hoảng loạn. Phải nhớ vệ sinh máng cho ăn, uống vì nơi này sinh sôi rất nhiều vi khuẩn có hại. Hãy kiểm tra sức khỏe cho chim định kì. Chú nào đau ốm thì phải chữa trị ngay và cách ly để tránh lây bệnh cho con khác. 

Trên là cách nuôi bồ câu gà mà em chia sẻ. Bác nào có dự định chuyển đổi mô hình làm ăn thì nuôi bồ câu gà là một lựa chọn không tồi. Chúc các bác thành công. 

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Nuôi bồ câu thả vườn mang lại lợi nhuận kinh tế

Với giá trị dinh dưỡng khá cao trong thịt bồ câu. Nuôi bồ câu thả vườn để cung cấp thực phẩm ra thị trường từ lâu đã trở thành một mô hình kinh doanh kiếm lợi nhuận ổn định.

Nuôi bồ câu thả vườn mang lại lợi nhuận kinh tế

Thịt bồ câu chứa 22.14% Protein cao hơn thịt gà và thịt bò. Trong thịt chim bồ câu có các loại vitamin A. B1, B2, E,...Công dụng của chim bồ câu giúp kích thích ăn uống, tăn tuần hoàn máu, bổ thận, bổ âm,...
Nuôi bồ câu thả vườn để làm giàu không khó
Nuôi bồ câu thả vườn để làm giàu không khó
Nuôi chim bồ câu thả vườn là mô hình mà người nuôi chỉ đóng chuồng và để cho bồ câu tự do sinh hoạt như ngoài thiên nhiên
Người nuôi cần đóng một chuồng nuôi bồ câu cho đàn chim với các trang bị cơ bản như phân ra từng ô, lót ổ đẻ.

Làm chuồng nuôi và chăm sóc chim bồ câu

Chuồng nuôi bồ câu cần thoáng mát, khô ráo và nhiều ánh sáng. Vật liệu làm chuồng chủ yếu là ván gỗ tự nhiên, tre nứa.
Kích thước trung bình dành cho một chuồng nuôi là : 40x40x40 centimet hay 50x50x50 centimet.
Để tránh các loài vật ăn thịt bồ câu như rắn,...Bạn phải gắn giá đỡ chuồng cho chúng, chiều cao dưới 1,5 mét trên 1 mét.

Phải thường xuyên vệ sinh chuồng chim cho bồ câu. Đặc biệt là phân bồ câu, chúng thường đi trong chuồng. Có rất nhiều vi khuẩn trong phân chim, bạn dọn xong thì có thể rắc vôi bột để khử trùng.
Phải lắp máng thức ăn và nước uống cho chúng. Cũng có thể đặt một máng to ngoài trời để cả bầy ăn chung.
Nuôi bồ câu thả vườn mang lại lợi nhuận kinh tế
Nuôi bồ câu thả vườn mang lại lợi nhuận kinh tế

Lợi nhuận kinh tế từ việc nuôi bồ câu thả vườn

Với nhu cầu tiêu thụ thịt bồ câu khá cao từ thị trường. Nuôi bồ câu thả vườn mang lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho người nuôi. Có hai mô hình nuôi: Nuôi thả vườn hoặc nuôi cố định trong lồng. Tùy vào địa thế và mức vốn, mỗi người sẽ có mô hình nuôi khác nhau.

Hiện tại chim bồ câu có 2 loại được nuôi làm kinh tế tại Việt Nam: Chim bồ câu ta và chim bồ câu pháp.
Nuôi chim bồ câu thả vườn cũng có nhiều rủi ro về dịch bệnh từ thiên nhiên. Khi nuôi phải cẩn thận và thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bầy chim.

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Kỹ thuật nuôi yến trong nhà mang lại lợi nhuận cao nhất

Kỹ thuật nuôi yến trong nhà không khó lắm. Đã có rất nhiều người thành công với mô hình nuôi yến trong nhà. Mỗi năm lợi nhuận từ việc nuôi yến lên đến hàng trăm triệu là điều bình thường.

Kỹ thuật nuôi yến trong nhà mang lại lợi nhuận cao nhất

Ở nước ta hiện nay có những loài yến như: Yến cỏ Việt, yến cỏ dừa, yến hàng,...Mỗi loài có những đặc điểm sinh trưởng và môi trường thích nghi khác nhau. Nên nuôi chim yến phải chú ý những điều sau.

Kỹ thuật nuôi yến trong nhà
Kỹ thuật nuôi yến trong nhà

Lựa chọn nơi xây nhà nuôi yến

Nơi xây nhà nuôi yến phải gần khu vực có chim yến sinh sống. Nên chọn nơi có nhiều bụi rậm, cây cối, gần suối sông hay biển ở đồng bằng. Như vậy chim sẽ được gần gũi với thiên nhiên và dễ tìm kiếm được thức ăn.  

Địa điểm xây nhà không nên gần đường xá, trường học, nhà máy,...

Làm nhà cho yến

Muốn nuôi yến trong nhà phải tạo cho chúng một không giống với ngoài tự nhiên. Ngoài thiên nhiên chúng sống trong các vách đá, hang động.

Nhà nuôi thường có kích thước từ 150 đến 200 mét vuông. Độ cao 5,5 đến 6 mét. Nên làm nhà 2 tầng, chiều cao mỗi tầng ít nhất là 2 mét. Không nên làm tầng quá thấp vì như thế yến sẽ khó bay lượn và cảm thấy tù túng.

Yếu độ nhiệt độ, độ ẩm rất quan trọng. Bạn nên sắm một cái nhiệt kế trong nhà nuôi yến để có thể biết và điều tiết nhiệt độ, độ ẩm được. Nên có thêm quạt hoặc lỗ thông gió trong nhà nuôi yến. Phải chú ý đề phòng các loài chim ăn thịt khác xâm nhập vào nhà nuôi yến.

Làm nhà cho yến bạn không cần mảnh đất quá rộng. Cũng không quan trọng loại đất. Nên chon những đất ít canh tác rau màu để đỡ lãng phí.

Kỹ thuật nuôi yến trong nhà
Kỹ thuật nuôi yến trong nhà

Nhiệt độ phù hợp trong nhà nuôi yến

Nhiệt độ trong nhà nuôi yến an toàn khi dao động từ 27 đến 29 độ. Độ ẩm trong nhà nuôi yến từ 75 đến 90 phần trăm là ổn.

Âm thanh và mùi để dụ chim yến

Âm thanh dụ chim yến hiện nay có rất nhiều loại tiếng, nhưng nói chung gồm có 3 loại : Loại tiếng ngoài dùng để hấp dẫn chim yến quy tụ lại. Loại tiếng trong để dụ chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở và loại tiếng hút để thu hút chim chui vào nhà.

Dùng các dung dịch tạo mùi để chim yến tưởng rằng nhà này đã có nhiều chim yến ở như : Bột rải sàn KW3, PW-Cair, , Love Potion, PW Concentrate,... và phân chim yến thật.

Trên là một số ky thuat nuoi yen trong nha. Chúc các bác thành công.
Nguồn Tham Khảo Internet

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản

Chuồng nuôi bồ câu có nhiều hình dáng và chất liệu làm nên để ta lựa chọn. Từ xưa đến nay chuồng bồ câu gỗ vẫn được ưa chuộng bởi dễ thiết kế, dễ làm và nguyên liệu dễ tìm. 


Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Bạn có thể dùng gỗ công nghiệp giá rẻ để đóng chuồng bồ câu. Tùy theo số lượng chim bồ câu mà xác định là chuồng lớn hay bé. Nên chia thành từng ô nhỏ, mỗi ô có cửa ra vào để bồ câu dễ hơn trong việc làm quen và thích nghi với môi trường sống.

Kích thước chuẩn để là chiều cao: 50cm, chiều rộng và chiều ngang: 40cm. Mỗi tầng đều phải có sự phân cách chặt chẽ với tầng dưới.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Máng ăn, máng uống cũng có thể dùng gỗ hoặc chai nhựa để làm. Sau khi bồ câu đẻ con, thì bạn cũng cần có ô riêng để nuôi riêng bồ câu con với những chú bồ câu trưởng thành khác. Nếu nuôi nhiều có thể làm một bể thức ăn lớn ở ngoài cho chúng.
Bồ câu có thể nuôi chơi, nuôi lấy thịt vì thịt bồ câu khá bổ. Số lượng người nuôi chim bồ câu với mục đích kinh tế cũng đang ngày càng nhiều. Nếu nuôi chơi thì cũng phải chú ý nhiều đến hướng sáng.
Đảm bảo chuồng chim bồ câu phải có đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ. Nếu xây chuồng chim bồ câu trong tối hoặc những nơi ẩm thấp, bồ câu dễ sinh dịch bệnh và cũng không đảm bảo được hiệu quả sinh sản, sự trưởng thành của chúng.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Vệ sinh chuồng trại đảm bảo nhất là dùng tre đan cho chim bồ câu đậu trên đó, phía dưới mặt gỗ có thể lót ván, phủ thêm tro trấu, vôi để lấy phân. Thường xuyên dọn chuồng cho chim, bởi phân bồ câu tích lâu ngày có rất nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe chúng.
Nếu chỉ nuôi vài cặp làm chim cảnh chơi hoặc lấy chim để nấu cháo thì có thể nuôi theo dạng quần thể. Còn nếu xác định nuôi để làm kinh tế và có kế hoạch mở rộng trong tương lai thì trong thời kỳ chim còn tơ bạn có thể nuôi chung, còn khi đã vào thời ky sinh sản, chim bắt cặp và đẻ trứng thì nên nuôi nhốt lồng riêng.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Tìm cách phân biệt chim sâu đầu đỏ trống mái

Phân biệt chim sâu đầu đỏ trống mái chuẩn như thế nào? Em đã tìm hiểu nhiều nhưng đa phần vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Hôm nay em cùng các bác sẽ bình loạn về chủ đề này nhé...
Phân biệt chim sâu đầu đỏ trống mái chuẩn
Phân biệt chim sâu đầu đỏ trống mái chuẩn
Chim sâu đầu đỏ đã trở thành loài chim cảnh được nhiều dân chơi chim ưa chuộng. Với vóc dáng nhỏ bé và màu sắc không quá sặc sở nhưng giọng hót của sâu đầu đỏ khá vui tai.

Nhiều bác ở dưới quê đâu biết chơi con này, lên thành phố mới thấy họ chơi nhiều. Ban đầu em cũng ra tiệm chim xem sâu đầu đỏ, sau này ghiền luôn. Dự là sau khi lấy vợ phải sắm vài chú thật chiến cho nó máu.

Phân biệt chim sâu đầu đỏ trống mái khá khó. Bởi thân hình nhỏ bé của chúng và chim trống với chim mái nhìn khá giống nhau. Em cũng toàn bị nhìn lầm thôi.

Chim sâu đầu đỏ trống, từ trước mắt đến gáy có màu nâu tươi pha tí sắc cam (hung nâu). Lưng và lông cánh có màu nâu sẫm, bụng có màu xám. Chim trống thường sung hơn mái, nếu có cơ hội để ý mùa giao phối. Nếu nhốt cả trống và mái vào cùng một lồng, con nào nằm trên là trống chắc (kakaka).

Chim sâu đầu đỏ mái lớn bằng con trống nhưng lông nhạt hơn con trống rất nhiều. Ở dưới hong có chỏm lông màu trắng và tất nhiên đến mùa sinh sản nó sẽ nằm dưới...

Trên là một số điều em biết về sâu đầu đỏ, nói chung cũng không sơ sơ thôi. Mong các bác ghé FanPage của thích nuôi chim, inbox cho em xin kinh nghiệm nhé : http://www.facebook.com/dammenuoichim


Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Kinh nghiệm chọn chim Tiểu Mi

Chim Tiểu Mi là loại thích sống trong bụi rậm, chúng có tiếng hót đa dạng. Chim Tiểu mi trống và mái nhìn rất giống nhau. Cặp Tiểu Mi trống lại càng giống nhau ác nên chọn chim Tiểu Mi cũng khá khó.

Kinh nghiệm chọn chim Tiểu Mi

Nói chung chim Tiểu Mi mái ngoài tự nhiên ít hơn con trống nên các bác ra tiệm mua thì khả năng cao sẽ chọn được chim trống.

Kinh nghiệm chọn chim Tiểu Mi
Chọn Tiểu Mi hay thì nên chọn những chú chim già. Vì Tiểu Mi già sẽ nhiều kinh nghiệm và hót được nhiều giọng. Chú nào vẩy chân dày, đen, lông đậm,...là chim già. 
Bạn đừng nghĩ chim già sẽ yếu sức nhé, gừng càng già càng cay bạn à. Nhiều người hỏi làm sao để phân biệt Tiểu Mi trống mái. Chuyên mục này tôi chịu vì Tiểu Mi bé tí (nên mới gọi là tiểu hihi). Với lại trống mái nhìn như nhau rất khó phân biệt.

Tôi có xem một số tài liệu trên mạng, cụ thể là của chimcanhnamdinh với bài viết về Kinh nghiệm nuôi và cách chăm sóc chim Tiểu Mi. Các anh có chia sẻ là  dùng file mp3 tiếng chim Tiểu Mi mái rồi cho các chú chim bạn chọn nghe. Chú nào hót đáp lại thì khả năng là trống. Chú nào hót càng to, càng hay thì chọn luôn.

Vì tiếng hót hay dễ Tiểu mi đã trở thành loài chim cảnh được nhiều người yêu quý, chúc các bác sẽ chọn được chú Tiểu Mi thật chiến.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Kinh nghiệm nuôi chim khuyên con

Chim khuyên từ lâu đã trở thành loài chim cảnh được nhiều dân chơi chim ưa chuộng. Có rất nhiều chú khuyên có giá lên đến trăm triệu. Nhiều người có sở thích nuôi khuyên con và tôi cũng vậy, tôi đã nuôi chim khuyên con thành công- còn các bác thì sao.

Kinh nghiệm nuôi chim khuyên con 

Việc lùng ổ khuyên cũng không khó, ổ chim khuyên làm to bằng vốc tay. thường có ở những cành chẳng ba nhỏ và có nhiều lá.
Một ổ khuyên có từ 3 đến 4 con, bạn chọn khuyên con về nuôi nên chọn con đã có một vài cọng lông xanh. Đừng chọn chim quá nhỏ vì khó nuôi. Cũng không chọn chim quá lên sẽ khó thuần.
Kỹ thuật nuôi chim khuyên con đúng cách 
Như hình trên thì không nên bắt vành khuyên về vì chúng đã quá lớn. Khi bạn bắt khuyên non hãy lấy luôn ổ của nó. Ổ chim khuyên bạn có thể cắt chai Coca nhỏ ra rồi bỏ ổ nó vào. Sau đó treo vào lồng, phủ kín áo để chỗ ấm áp.

Thức ăn dành cho khuyên non

Các bác dùng cám khuyên hoặc cám của các loài chim cảnh khác. Lấy cám trộn với một ít nước, sau đó ngoáy lên và dùng cây tăm hẩy từng miếng nhỏ cho khuyên non ăn.
Nước uống cho khuyên non, các bác dùng chai thuốc nhỏ mắt rửa sạch, bỏ nước vào. Mỗi lần cho ăn nhớ phải cho uống nước vì khuyên con ăn cám sẽ rất khát nước.
Nên thường xuyên bổ sung thịt châu chấu, cào cào cho khuyên con ăn, chỉ cho ăn phần bụng thôi nhé.
Khi chim khuyên đã đủ lông, hãy cho chúng đứng lên cầu và bỏ ổ chim ra. Nhưng vẫn cho chúng ăn cám ngâm nước. Thỉnh thoảng lấy cám hột cầm và đưa vào mỏ khuyên cho chúng tập ăn. Nhớ bỏ cóng cám và cóng nước vào lồng để chúng làm quen, sau một thời gian nó sẽ tự biết mổ.

Đó là cách nuôi khuyên con mà hồi bé tôi đã nuôi thành công. Hồi đấy bỏ ổ nó vào đáy chai nước rồi xách đi bắt cào cào, vui lắm. Chúc các bạn thành công.

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Nuôi chim cuốc làm cảnh một thú chơi mới

Chim Cuốc hay còn gọi là chim Quốc, các bác dưới quê thì đều biết con này rồi đúng không. Còn dân thành phố thì hiếm gặp được chú chim cuốc này lắm. Chim cuốc thường được nuôi để chọi, bán thương phẩm. Hiện nay Nuôi chim cuốc làm cảnh đang là một thú chơi mới.

Nuôi chim cuốc làm cảnh một thú chơi mới

Giống như tôi, những bạn sinh ra và lớn lên đều đã nghe được tiếng chim cuốc kêu. Một tiếng kêu khá thảm thiết, đặc biệt vào mờ tối mà nghe giọng chim cuốc thì não lòng lắm. 

Nuôi chim cuốc
Chim cuốc là loài chim khá nhát, chúng thường lủi trong các bụi rậm, đầm lầy,..Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, tôm, tép,...Vì môi trường sống gần nguồn nước nên chân cuốc khá dài. Việc nuôi chim cuốc làm chim cảnh không còn xa lạ với nhiều dân chơi chim.
Khi nuôi cuốc làm cảnh có thể nuôi nhốt trong lồng hoặc thả vườn. Nếu nuôi trong lồng thì chọn lồng rộng rãi, thức ăn cho cuốc thì bạn lấy gạo hoặc gáo lức trộn với cám con cò rồi cho chim cuốc ăn. Thỉnh thoảng bạn bổ sung cá, cua, tôm đồng cho chúng ăn để chim khỏe mạnh và phát triển tốt.
Nuôi chim cuốc làm cảnh một thú chơi mới
Trường hợp bạn muốn nuôi chim cuốc thả vườn thì hãy đợi khi chim cuốc dạn người thì mới thả chúng ra. Bạn yên tâm cuốc là loài chim khá thân với con người. Sau một thời gian thuần phục chim cuốc bạn có thể thả chúng ra cho nó đi quanh sân, lưu ý nếu mới thả ra lần đầu hãy đóng kín cổng để phòng trường hợp chim cuốc chạy mất.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Hướng dẫn phân biệt chim sâu xanh trống mái

Hôm trước tôi đã có bài viết về cách làm cám cho chim sâu xanh. Tiếp tục chủ đề về chim sâu xanh là loài chim cảnh nhỏ bé và khá được yêu mến tại Việt Nam. Hôm nay tôi xin chia sẻ bài viết Hướng dẫn phân biệt chim sâu xanh trống mái.

Hướng dẫn phân biệt chim sâu xanh trống mái

Hướng dẫn phân biệt chim sâu xanh trống mái

1. Cách phân biệt sâu đầu xanh bổi trống mái

Phân biệt sâu đầu xanh bổi trống mái không khó, bạn hãy chú ý :
   -Đuôi lau: Bạn để ý kĩ phần duôi của chim những chú chim trống thường có 2 sợi lông đuôi ở giữa, và đặc điểm của những sợi lông này luôn dài hơn rất nhiều so với những chiếc lông còn lại khác. Những chú chim sâu xanh mái thì rất khó để có 2 sợi lông này.
   -Lông kiềng : Bạn để ý đến 2 viền lông ở trước cổ chim sau xanh, nếu những chú chim lông có màu rất nhạt thì là chim mái. Còn những chú chim có màu đen đậm thì chắc chắn nó là một chú chim sâu xanh trống
Hướng dẫn phân biệt chim sâu xanh trống mái

2. Cách phân biệt sâu đầu xanh chuyền trống mái

Để phân biệt sâu đầu xanh chuyền trống mái thì hơi khó vì bộ lông của chúng chưa hoàn thiện. Nên bạn phải quan sát thật tỉ mỉ mới biết được.
Cách phân biệt sâu đầu xanh trống mái ở thời kì này cũng giống như chim bổi: Bạn phân biệt trống mái bằng cách xem đuôi và ngực. Tiêu chuẩn chọn trống mái cũng như chim bổi. Chúc bạn thành công.
Nguồn Chú Gióng

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Nuôi bìm bịp để thay chó giữ nhà

Bìm Bịp là một loài chim rất quen thuộc có màu lông nâu chấm đen, đến tuổi trưởng thành bộ lông của chúng sẽ có màu đen từ đầu đến đuôi. Bìm Bịp là loài ăn thịt rất hữu ích vì có thể bắt chuột đuổi rắn cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra nuôi bìm bịp để giữ nhà cũng có khả năng lắm chứ.

Cách nuôi bìm bịp

Nuôi bìm bịp

Chọn giống  bìm bịp

Nếu bạn nuôi bìm bịp để làm mồi thì trống hay mái đều được bạn nhé. Nhưng theo kinh nghiệm thì nên chọn mái, bởi chim mái dễ dàng chăm sóc hơn. Để thuần thành công bìm bịp thì bạn nên chọn nuôi chim bìm bịp từ khi chúng còn rất nhỏ. 

Kỹ thuật nuôi chim bìm bịp

  -Đối với bìm bịp nuôi làm mồi cần có thời gian 2 – 3 năm mới có mồi hay, còn nuôi từ chim bổi thì nhanh hơn nhưng việc thuần dưỡng lại khó khăn hơn nhiều. 
  -Bạn nuôi bìm bịp con thì việc tập ăn cám cho nó dễ dàng hơn, đối với bìm bịp lớn hãy bỏ cám chung với thức ăn tươi : thịt heo, châu chấu,...để cho chúng quen.
  -Về cám bìm bịp bạn có thể cho chúng ăn cám của các loai chim cảnh khác hoặc là cám gà đề được.
  -Nên chọn lồng cao, cứng cáp, có thể đóng chuồng cũng được. Khoảng cách từ cầu đứng đến đáy lồng phải xa vì lông duôi bìm bịp trưởng thành khá dài.
  -Thỉnh thoảng cho chim tắm nắng và tắm nước luôn nhé.
  -Chú ý: Không dí sát mặt vào lồng bìm bịp có khả năng sẽ bị chúng mổ mắt vì chúng là loài chim hoang dã, tuy đã được ta thuần hóa nhưng đôi khi bản chất núi rừng của chúng trỗi dậy thì rất nguy hiểm.
Kỹ thuật nuôi chi bìm bịp

Nuôi bìm bịp để thay chó giữ nhà

Đương nhiên Bìm Bịp không phải là loài có thể biết giữ nhà. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tập luyện và dạy cho chúng cách tự vệ và bảo vệ lãnh thổ của mình. 
  -Đối với bìm bịp được nuôi trong lồng, khi chúng gặp tiếng động sẽ kêu to hoặc kêu kiểu như con non đòi ăn.
  -Khi chim đến tuổi trưởng thành, bạn hãy thả chim tự do trong phạm vi vườn nhà nhưng cẩn thận không chúng lạ đi mất nếu ham vui khi gặp con khác. Dần dần chim sẽ quen với vườn nhà bạn và xem đây như là lãnh thổ của chúng và sẵn sàng tấn công khi có kẻ xâm lấn. 
  -Sau mỗi đợt chim tấn công kẻ xâm lấn, bạn hãy thưởng cho chúng bằng những miếng mồi ngon. Dần dần chim sẽ quen và giữ nhà như một phản xạ có điều kiện (Bạn đang là người huấn luyện viên)

Về vấn đề Nuôi bìm bịp để thay chó giữ nhà thì tôi cũng tham khảo trên mạng thôi chứ chưa thử, nhưng nuôi bìm bịp làm cảnh thì có rồi, công nhận chúng kêu tất to. Chiều chiều nghe nó kêu cũng thấy ngan ngan thế nào. Ngày xưa tôi có nuôi 1 con nhưng sau này lại bán mất. Chúc các bạn thành công hãy thử đóng vai là một nghệ nhân thuần hóa- huấn luyện động vật để Nuôi bìm bịp để thay chó giữ nhà xem nào...
Nguồn Sưu Tầm