Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản

Chuồng nuôi bồ câu có nhiều hình dáng và chất liệu làm nên để ta lựa chọn. Từ xưa đến nay chuồng bồ câu gỗ vẫn được ưa chuộng bởi dễ thiết kế, dễ làm và nguyên liệu dễ tìm. 


Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Bạn có thể dùng gỗ công nghiệp giá rẻ để đóng chuồng bồ câu. Tùy theo số lượng chim bồ câu mà xác định là chuồng lớn hay bé. Nên chia thành từng ô nhỏ, mỗi ô có cửa ra vào để bồ câu dễ hơn trong việc làm quen và thích nghi với môi trường sống.

Kích thước chuẩn để là chiều cao: 50cm, chiều rộng và chiều ngang: 40cm. Mỗi tầng đều phải có sự phân cách chặt chẽ với tầng dưới.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Máng ăn, máng uống cũng có thể dùng gỗ hoặc chai nhựa để làm. Sau khi bồ câu đẻ con, thì bạn cũng cần có ô riêng để nuôi riêng bồ câu con với những chú bồ câu trưởng thành khác. Nếu nuôi nhiều có thể làm một bể thức ăn lớn ở ngoài cho chúng.
Bồ câu có thể nuôi chơi, nuôi lấy thịt vì thịt bồ câu khá bổ. Số lượng người nuôi chim bồ câu với mục đích kinh tế cũng đang ngày càng nhiều. Nếu nuôi chơi thì cũng phải chú ý nhiều đến hướng sáng.
Đảm bảo chuồng chim bồ câu phải có đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ. Nếu xây chuồng chim bồ câu trong tối hoặc những nơi ẩm thấp, bồ câu dễ sinh dịch bệnh và cũng không đảm bảo được hiệu quả sinh sản, sự trưởng thành của chúng.
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả đơn giản
Vệ sinh chuồng trại đảm bảo nhất là dùng tre đan cho chim bồ câu đậu trên đó, phía dưới mặt gỗ có thể lót ván, phủ thêm tro trấu, vôi để lấy phân. Thường xuyên dọn chuồng cho chim, bởi phân bồ câu tích lâu ngày có rất nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe chúng.
Nếu chỉ nuôi vài cặp làm chim cảnh chơi hoặc lấy chim để nấu cháo thì có thể nuôi theo dạng quần thể. Còn nếu xác định nuôi để làm kinh tế và có kế hoạch mở rộng trong tương lai thì trong thời kỳ chim còn tơ bạn có thể nuôi chung, còn khi đã vào thời ky sinh sản, chim bắt cặp và đẻ trứng thì nên nuôi nhốt lồng riêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét