Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Cách nuôi khuyên căng lửa

Một chú khuyên đẹp, hót hay, căng lửa,...là mong muốn của tất cả những anh em đam mê vành khuyên. Riêng về cách nuôi khuyên căng lửa em cũng biết chút ít nên chia sẻ tới các bác. Các bác có kinh nghiệm gì khác hãy chia sẻ vào Fanpage: facebook.com/dammenuoichim để mọi người cùng học hỏi nhé.


1. Nhận biết chim khuyên căng lửa

Khi chim căng lửa thường sẽ có những biểu hiện sau:
  • Mắt của chim có màu đỏ dần lên
  • Lông chim ôm sát vào người
  • Chim kêu nhiều
  • Phân chim nhỏ hơn bình thường

2. Chăm sóc khi chim bắt đầu vào lửa

Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim bắt đầu vào lửa. Thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng.
cach-nuoi-khuyen-cang-lua
Cách nuôi khuyên căng lửa
Khi chim thay lông gần xong, các bác nên chú trọng nhiều vào dinh dưỡng cũng như chế độ tắm nước, tắm nắng. Sau khoảng 1 tháng đấy là khoảng thời gian chim bắt đầu vào lửa, nên chú chim có sức khỏe tốt thì ta kích lửa sẽ dễ dàng hơn.

3. Kích lửa cho chim

Chim có sức khỏe tốt, các bác có thể dùng một số loại thức ăn để kích lửa chim như: Bột tép, đường, bột sâu khô,...Đây là những loài thực phẩm có tính nóng kích lửa cho chim khá tốt. Khi khuyên sổ ra những tràng ban đầu thì cách nuôi khuyên căng lửa của ta đã đi được nửa chặng đường.

4. Chế độ dinh dưỡng khi chim căng lửa

Khi chim đã căng lửa sẽ cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn. Vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con. Vào mùa chim căng lửa các bác nên bổ sung thêm nhiều hoa quả cho chim, nó có tác dụng làm lông đẹp và rất có lợi cho tiêu hóa của khuyên.
cach-nuoi-khuyen-cang-lua
Cách nuôi khuyên căng lửa
Chú ý:
  • Không nên để chim nóng quá lửa thường có dấu hiệu dựt lông, máy cánh và bay nhảy rất nhiều, và ít líu.
  • Không nên cho chim ăn quá nhiều cam, phân thường rất nát
  • Không nên cho chim uống nước hoa quả thay cho nước thường

5. Chế độ đi dợt, luyện chim

Treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn. Bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn và dày dạn kinh nghiệm hơn, trước khi vào những trận chiến thật sự.
Trong thời gian vài tuần đầu không nên cho chim đi dợt quá nhiều. Các bác cho đi vào khoảng 2-3 lần 1 tuần là vừa đủ…Khi đi dợt, nên để ngoài xa trước cho chim quen không khí. Thời gian sau nên cho lại gần hơn.

Trên là một số chia sẻ về cách nuôi khuyên căng lửa. Các bác nhờ cho em ý kiến và bổ sung thêm nhé .!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét